20+ mẫu thiết kế văn phòng nhà máy xu hướng mới nhất
Khi nhắc đến văn phòng làm việc, ta thường nghĩ ngay đến những không gian hiện đại, tiện nghi trong các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, văn phòng nhà máy lại mang một phong cách rất riêng biệt, được đặt ngay giữa không gian của các nhà xưởng sản xuất. Thiết kế văn phòng nhà máy không chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về công năng, an toàn và sự tiện nghi mà còn phải hài hòa với môi trường sản xuất.
- Văn phòng nhà máy là gì?
Văn phòng nhà máy là không gian làm việc được thiết kế đặc thù, nằm trong hoặc liền kề với khu vực sản xuất của một nhà máy, nhà xưởng. Đây là nơi diễn ra các hoạt động quản lý, điều hành, lập kế hoạch, điều phối sản xuất và các công việc hành chính khác liên quan đến quá trình vận hành nhà máy.
Khác với các văn phòng truyền thống trong tòa nhà cao tầng, văn phòng nhà máy được thiết kế để phục vụ nhu cầu đặc thù của môi trường công nghiệp. Không chỉ đảm bảo sự tiện nghi và hiệu quả trong công việc, văn phòng nhà máy còn phải đảm bảo các yếu tố phù hợp với môi trường sản xuất như cách âm, cách nhiệt, hạn chế bụi bẩn, tiếng ồn,... Vị trí đặt gần khu vực sản xuất nhằm cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và giám sát hoạt động của nhà máy.
- Tổng hợp các mẫu thiết kế văn phòng nhà xưởng hiện đại
Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng phải đáp ứng các yêu cầu của môi trường sản xuất, đồng thời mang đến sự thoải mái cho đội ngũ nhân viên và kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà máy.
Tham khảo ngay:
2.1 Thiết kế văn phòng nhà máy dưới 100m2
Thiết kế văn phòng nhà máy dưới 100m2 đòi hỏi sự khéo léo trong cách bố trí không gian để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tối ưu hóa diện tích sử dụng. Giải pháp lý tưởng cho doanh nghiệp là thiết kế văn phòng theo phong cách tối giản (Minimalism). Bằng cách lược bỏ các chi tiết không cần thiết, văn phòng sẽ trở nên thoáng đãng, rộng rãi, trong khi vẫn giữ được sự tiện nghi cần thiết cho công việc.
Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn các món đồ nội thất đa năng như bàn gấp gọn, kệ treo tường, giải pháp lưu trữ thông minh,... để tiết kiệm diện tích văn phòng. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các gam màu sáng cùng ánh sáng tự nhiên cũng giúp không gian văn phòng trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn.
>> Xem thêm: 30+ Mẫu thiết kế văn phòng 100m2 đẹp, xu hướng mới nhất
2.2 Thiết kế văn phòng nhà xưởng từ 100m2 - 500m2
Văn phòng nhà máy có diện tích rộng lớn từ 100m2 – 500m2 sẽ có nhiều lựa chọn hơn về phong cách thiết kế nội thất và bày trí không gian. Với diện tích này, doanh nghiệp có thể phân chia không gian thành nhiều khu vực chức năng riêng biệt như khu làm việc chung, phòng họp, phòng giám đốc, khu vực pantry,...
Thiết kế nội thất văn phòng vẫn nên hướng đến mục tiêu tối ưu diện tích nhưng có thể kết hợp thêm các phong cách thiết kế hiện đại để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiện nghi. Điều quan trọng là các khu vực chức năng cần đảm bảo tính liên kết, phù hợp với quy trình làm việc và tương tác giữa các phòng ban.
2.3 Thiết kế văn phòng nhà máy trên 500m2
Với diện tích văn phòng trên 500m2, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phong cách thiết kế đa dạng và phức tạp hơn. Văn phòng có thể được chia thành các khu vực chức năng chính (phòng làm việc, phòng họp, phòng tiếp khách) và các không gian phụ trợ khác (phòng lưu trữ, phòng kỹ thuật, khu vực pantry).
Các giải pháp thiết kế linh hoạt như vách ngăn di động nên được cân nhắc để dễ dàng tái cấu trúc văn phòng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, việc tích hợp cây xanh và ánh sáng tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng, không chỉ mang đến không gian văn phòng thoáng đãng, dễ chịu mà còn cải thiện sức khỏe, tinh thần của nhân viên.
- Top xu hướng thiết kế văn phòng nhà máy thịnh hành
Các xu hướng thiết kế văn phòng nhà máy đang ngày càng chú trọng đến việc tối ưu hóa không gian, gia tăng sự tiện nghi và thân thiện với môi trường.
>> Xem ngay: 14 Xu hướng thiết kế văn phòng hiện đại, chuyên nghiệp
3.1 Văn phòng nhà xưởng lắp ghép
Văn phòng lắp ghép bên trong nhà xưởng là giải pháp thiết kế linh hoạt, được xây dựng từ các mô-đun hoặc khối lắp ghép có đặc tính cách âm, cách nhiệt. Kiểu thiết kế này cho phép doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh không gian theo nhu cầu thực tế mà không cần phải xây dựng văn phòng phức tạp.
Ưu điểm của mô hình văn phòng nhà xưởng lắp ghép:
- Có thể dễ dàng mở rộng, thu hẹp hoặc di dời không gian văn phòng theo nhu cầu sử dụng thực tế.
- Quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
- Có thể xây dựng văn phòng ngay trong không gian nhà xưởng, thuận tiện cho việc quản lý, giám sát quy trình sản xuất.
3.2 Văn phòng nhà máy quy mô 2 tầng
Văn phòng nhà máy quy mô 2 tầng là giải pháp thiết kế đáp ứng nhu cầu quản lý và điều hành trong các nhà máy sản xuất lớn. Với cấu trúc hai tầng, mô hình này cho phép doanh nghiệp phân chia không gian thành nhiều khu vực chức năng khác nhau. Chẳng hạn, tầng một có thể thiết kế khu vực tiếp khách, phòng họp. Trong khi tầng hai có thể được chia thành phòng làm việc riêng của lãnh đạo và các bộ phận.
Ưu điểm của văn phòng 2 tầng trong nhà xưởng:
- Không gian văn phòng có thể bố trí thành nhiều khu vực chức năng.
- Có thể tận dụng diện tích theo chiều cao, giúp tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
- Tăng tính chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.
3.3 Văn phòng nhà máy Container
Việc thiết kế văn phòng nhà máy từ các container được đánh giá là giải pháp hiệu quả và bền vững trong bối cảnh công nghiệp hiện đại. Bằng cách sử dụng các container cũ đã qua sử dụng, mô hình văn phòng này không chỉ tạo ra không gian làm việc độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường.
Ưu điểm của văn phòng nhà xưởng Container:
- Giảm thiểu chi phí xây dựng so với các phương pháp truyền thống.
- Container có thể được bố trí và kết nối với nhau theo nhiều cách, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Quá trình vận chuyển, lắp đặt và hoàn thiện công trình nhanh hơn gấp nhiều lần so với việc xây mới.
- Thiết kế văn phòng từ container tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, độc đáo và khác biệt.
3.4 Văn phòng nhà xưởng khung thép
Các mẫu văn phòng nhà xưởng khung thép thường được đánh giá cao về độ bền, chi phí thấp và khả năng thi công nhanh chóng. Vật liệu khung thép có đặc tính nhẹ mà bền bỉ, có thể được tùy chỉnh để cho ra nhiều hình dạng kiến trúc khác nhau. Quy trình vận chuyển, lắp đặt khung thép thành văn phòng cũng được thực hiện nhanh chóng.
Ưu điểm của văn phòng khung thép:
- Việc sử dụng khung thép giúp giảm thiểu chi phí nguyên liệu và xây dựng so với văn phòng truyền thống.
- Các kết cấu khung thép có khả năng chịu lực tốt, giúp bảo đảm tuổi thọ cho công trình.
- Việc lắp ráp và hoàn thiện văn phòng diễn ra nhanh hơn, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động.
- Văn phòng khung thép dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp theo nhu cầu sử dụng.
3.5 Văn phòng nhà máy thiết kế tối giản
Phong cách tối giản (Minimalism) là xu hướng thiết kế phổ biến, đặc trưng bởi các đường nét thiết kế tinh gọn và giản lược các chi tiết không cần thiết. Không gian văn phòng cũng thường được thiết kế mở, kết hợp cùng nội thất đơn giản, tập trung vào công năng sử dụng.
Ưu điểm của thiết kế văn phòng nhà máy tối giản:
- Các yếu tố thiết kế được tối giản hóa giúp tạo không gian thông thoáng và dễ chịu.
- Không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp giúp nhân viên dễ dàng tập trung vào công việc.
- Văn phòng tối giản mà hiện đại mang đến hình ảnh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt trong mắt đối tác, khách hàng.
3.6 Văn phòng nhà máy “xanh”
Các doanh nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Do đó, văn phòng nhà máy xanh đã trở thành lựa chọn ưu tiên, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian làm việc lành mạnh, thoải mái cho nhân viên. Đặc điểm trong thiết kế của văn phòng xanh là sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, tận dụng ánh sáng tự nhiên, trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng,...
Ưu điểm của thiết kế văn phòng nhà máy xanh:
- Giảm tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc giảm sử dụng tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính.
- Cây xanh và ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện chất lượng không khí, nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc của nhân viên.
- Văn phòng xanh là giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành về lâu dài.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường và trách nhiệm xã hội.
3.7 Văn phòng nhà xưởng phong cách công nghiệp
Phong cách thiết kế văn phòng nhà xưởng công nghiệp (Industrial) đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, phong cách công nghiệp được lấy cảm hứng từ các nhà máy, nhà xưởng, giữ nguyên các kết cấu nguyên bản của kim loại, bê tông, gạch, trần thô,... để tạo nên vẻ đẹp thô mộc và chân thực.
Ưu điểm của văn phòng nhà máy công nghiệp:
- Việc tận dụng các vật liệu thô, tái chế giúp giảm chi phí xây dựng và trang trí nội thất.
- Mang đến không gian làm việc phóng khoáng và năng động, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển.
- Phong cách này đặc biệt phù hợp với các nhà xưởng, giúp tận dụng tối đa các đặc điểm sẵn có như trần cao, tường gạch, bê tông cốt thép,...
- Ưu - nhược điểm của việc thiết kế văn phòng trong nhà xưởng
Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng là xu hướng phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp. Việc tích hợp không gian văn phòng ngay trong khu vực nhà xưởng mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
4.1 Ưu điểm
- Tận dụng không gian sẵn có: Thiết kế văn phòng ngay trong nhà xưởng giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các khoảng trống hoặc không gian ít được sử dụng. Ngoài ra, các tiện ích khác như kho lưu trữ, khu canteen, hệ thống giao thông,... cũng được sử dụng chung, giúp giảm thiểu diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng mới.
- Tiết kiệm chi phí: Việc thiết kế văn phòng ngay trong nhà xưởng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí xây dựng và thuê mặt bằng riêng biệt. Đồng thời, quá trình thi công được rút ngắn cũng giúp tiết kiệm chi phí nhân công và vật liệu.
- Kết nối văn phòng và xưởng sản xuất: Thiết kế văn phòng nhà máy giúp tăng cường sự kết nối giữa bộ phận hành chính và khu vực sản xuất. Từ đó cho phép đội ngũ nhân viên giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh và tối ưu hóa quy trình làm việc.
- Tăng cường hiệu quả quản lý: Việc đặt văn phòng trong khu vực nhà xưởng cho phép cấp quản lý dễ dàng theo dõi và giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực. Nhờ đó có thể giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng điều phối công việc.
- Điều chỉnh quy mô linh hoạt: Khi quy trình sản xuất thay đổi hoặc mở rộng, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc lại không gian văn phòng một cách nhanh chóng. Sự linh hoạt này sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng tốt trước những biến động của thị trường.
4.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật, thiết kế văn phòng trong nhà xưởng cũng còn tồn tại một vài hạn chế như sau:
- Bụi bẩn và tiếng ồn: Một trong những nhược điểm lớn nhất của văn phòng nhà máy là sự ô nhiễm tiếng ồn và bụi bẩn từ hoạt động sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và sức khỏe của nhân viên, dẫn đến giảm năng suất lao động.
- Không gian làm việc bí bách: Văn phòng nhà máy có thể không đáp ứng đủ điều kiện về ánh sáng tự nhiên, thông gió, môi trường xanh,... dẫn đến không gian làm việc bí bách, khó chịu.
- Rủi ro về an toàn: Môi trường sản xuất thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: cháy nổ, chập điện, hóa chất độc hại,... làm tăng rủi ro cho đội ngũ nhân viên khi làm việc trong mô hình văn phòng này.
- Một vài lưu ý khi thiết kế văn phòng nhà máy
Khi thiết kế văn phòng nhà máy, có nhiều yếu tố cần được xem xét để đảm bảo không gian làm việc vừa tiện nghi, thoải mái, vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét:
5.1 Tính an toàn và bền vững
Khi thiết kế văn phòng trong nhà xưởng, yếu tố an toàn là điều kiện tiên quyết cần được đảm bảo. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng không gian làm việc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về an toàn lao động. Trong đó bao gồm: lối thoát hiểm rõ ràng, hệ thống báo cháy và chữa cháy tiêu chuẩn, hệ thống bảo vệ an ninh chặt chẽ,...
5.2 Kiểm soát tiếng ồn
Tiếng ồn từ máy móc và hoạt động sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc của nhân viên văn phòng. Để giảm thiểu các tác động này, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh, vách ngăn cách âm, hệ thống lọc âm,...
5.3 Giải pháp thiết kế linh hoạt
Để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường sản xuất, văn phòng nhà máy nên được thiết kế linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh không gian theo nhu cầu thực tế. Một vài giải pháp thường được áp dụng như: vách ngăn di động, nội thất đa năng, hệ thống lưu trữ thông minh,...
5.4 Nội thất tiện nghi, đa chức năng
Cần đảm bảo không gian làm việc được trang bị đầy đủ nội thất và trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc hiệu quả. Trong đó bao gồm: bàn ghế làm việc, kệ tủ tài liệu, hệ thống mạng, kết nối internet, hệ thống điều hòa, thông gió, điều chỉnh nhiệt độ,...
5.5 Tối ưu ánh sáng, nhiệt độ và thông gió
Ánh sáng tự nhiên nên được tận dụng tối đa bằng cách thiết kế cửa sổ lớn hoặc sử dụng vật liệu xuyên sáng. Nhiệt độ văn phòng cũng cần được duy trì ở mức ổn định, đảm bảo không khí mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra, thiết kế văn phòng nhà máy cũng cần lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả, tránh cảm giác ngột ngạt và loại bỏ các tác nhân ô nhiễm không khí.
>> Tiêu chuẩn Ánh sáng trong thiết kế không gian văn phòng
- Maison Interior - Đơn vị thiết kế thi công văn phòng uy tín
Maison Interior là một trong những đơn vị thiết kế và thi công văn phòng chuyên nghiệp hàng đầu tại Hà Nội và TP.HCM. Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành, Maison Interior đã khẳng định được vị thế của mình qua hàng loạt dự án thiết kế văn phòng đa dạng. Từ các văn phòng thông minh, hiện đại cho đến các thiết kế văn phòng nhà máy đạt chuẩn.
Chúng tôi hiểu rằng văn phòng không chỉ là nơi làm việc mà còn là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy, các giải pháp thiết kế mà chúng tôi cung cấp luôn được tùy chỉnh hóa để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, thể hiện được bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.
Thiết kế văn phòng nhà máy hiện đang được xem là xu hướng phổ biến đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việc đầu tư vào thiết kế văn phòng nhà xưởng sẽ là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, doanh nghiệp cần đảm bảo được sự hài hòa giữa các yếu tố công năng, an toàn, thẩm mỹ và tính bền vững.
>>Tham khảo ngay
Quy trình thiết kế thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp
Báo giá thiết kế thi công nội thất văn phòng trọn gói tại Maison Interior
Cùng chủ đề
Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng
1
2
3
4