Tổng hợp 20+ mẫu thiết kế nhà kết hợp văn phòng hiện đại

preview

Thiết kế nhà kết hợp văn phòng đang trở thành xu hướng phổ biến, đáp ứng nhu cầu vừa làm việc vừa sinh hoạt trong một không gian hiện đại, tiện nghi. Loại hình kiến trúc này không chỉ tối ưu hóa diện tích sử dụng mà còn mang lại sự thuận tiện cho những ai đang tìm kiếm một không gian văn phòng làm việc tại nhà. Các thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng đòi hỏi sự tinh tế trong cách bố trí không gian để vừa đảm bảo thẩm mỹ, lại vừa đáp ứng công năng “2 trong 1”.

  1. Thiết kế nhà kết hợp văn phòng là gì?

Nhà kết hợp văn phòng là một loại hình kiến trúc kết hợp giữa không gian sống và không gian làm việc trong cùng một ngôi nhà. Mô hình này cho phép chủ sở hữu vừa sử dụng nhà ở để sinh hoạt hàng ngày, vừa bố trí không gian làm việc riêng biệt để phục vụ cho công việc kinh doanh, làm việc từ xa hoặc điều hành doanh nghiệp nhỏ. 

2-thiet-ke-nha-ket-hop-van-phong-la-gi.jpg
Thiết kế nhà kết hợp văn phòng là gì?

Với mô hình này, ngôi nhà thường có diện tích lớn với nhiều tầng chức năng, nằm tại các vị trí giao thông thuận tiện để kinh doanh hoặc làm văn phòng. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể thiết kế nhà kết hợp văn phòng cho thuê để tạo ra thu nhập ổn định.

>> Bạn đã biết: 10 lỗi cần tránh khi Thiết kế văn phòng?

  1. Đặc điểm của mô hình nhà ở kết hợp văn phòng

Dưới đây là đặc điểm chung của các mẫu thiết kế nhà ở kiêm văn phòng:

  • Khu vực làm việc và khu vực sinh hoạt có thể được thiết kế riêng biệt hoặc liền mạch. Tuy nhiên, không gian văn phòng làm việc thường yên tĩnh, đảm bảo sự tập trung, trong khi không gian sống lại thoải mái và ấm cúng. 
  • Tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất công việc, không gian văn phòng có thể được điều chỉnh từ phòng làm việc riêng cho cá nhân đến khu vực chung cho cả nhóm làm việc.
3-mo-hinh-nha-o-ket-hop-van-phong-lam-viec-tien-nghi.jpg
Mô hình nhà ở kết hợp văn phòng làm việc tiện nghi
  • Không cần di chuyển xa đến văn phòng mà có thể làm việc ngay tại nhà
  • Có thể tận dụng những tiện ích sẵn có của ngôi nhà như: hệ thống điện, nước, điều hòa, kết nối mạng, internet, không gian bếp, không gian nghỉ ngơi, thư giãn,... 
  • Mô hình này giúp tận dụng tối đa diện tích ngôi nhà. Đặc biệt phù hợp với các không gian nhỏ hoặc gia đình muốn kết hợp kinh doanh tại nhà mà không cần thêm chi phí thuê văn phòng.

>> Xem thêm: Các loại hình văn phòng doanh nghiệp phổ biến hiện nay 

  1. Lợi ích của việc thiết kế nhà kết hợp văn phòng

Thiết kế nhà kết hợp văn phòng mang lại nhiều lợi ích đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh làm việc từ xa và khởi nghiệp tại nhà đang ngày càng trở nên phổ biến. Một vài lợi ích đáng chú ý mà mô hình này mang lại như sau:

  • Tối ưu hóa không gian: Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng giúp tận dụng tối đa diện tích sẵn có, tránh lãng phí nguồn lực khi phải đầu tư thêm văn phòng riêng biệt.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không còn phải mất thời gian và chi phí để di chuyển từ nhà đến văn phòng. Với mô hình này, mọi công việc đều có thể được xử lý ngay tại không gian sống của bạn.
Thiết kế nhà ở kiêm văn phòng
Thiết kế nhà ở kiêm văn phòng là giải pháp tiết kiệm chi phí
  • Tăng cường sự linh hoạt: Thay vì bị ràng buộc bởi khung giờ cố định như khi làm việc tại văn phòng truyền thống, mô hình nhà ở kết hợp văn phòng lại cho phép bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Cân bằng công việc và cuộc sống: Khi có không gian làm việc ngay tại nhà, bạn có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian làm việc. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, sở thích cá nhân và các hoạt động giải trí.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Sự kết hợp “2 trong 1” giữa nhà ở và văn phòng làm việc giúp giảm thiểu nhiều khoản chi phí vận hành so với việc duy trì một văn phòng riêng. Chẳng hạn như: tiền thuê mặt bằng, chi phí điện, nước, dịch vụ vệ sinh,...

  1. Các mẫu thiết kế nhà kết hợp văn phòng hiện đại

Các mẫu thiết kế nhà ở kiêm văn phòng hiện đại thường chú trọng đến việc tối ưu hóa không gian, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo sự thoải mái cho không gian sống.

Tham khảo ngay:

4.1 Thiết kế nhà kết hợp văn phòng 50m2

Đối với diện tích 50m2, việc tối ưu hóa không gian là điều cần thiết để đảm bảo sự thoải mái cho cả sinh hoạt và làm việc. Gia chủ có thể thiết kế thêm một tầng lửng để gia tăng diện tích sử dụng, đồng thời tách biệt rõ ràng giữa hai khu vực làm việc và sinh hoạt. 

5-mau-thiet-ke-nha-ket-hop-van-phong-50m2.jpg
Mẫu thiết kế nhà kết hợp văn phòng 50m2

Tầng trên có thể được dùng làm không gian phòng ngủ, mang lại cảm giác riêng tư và yên tĩnh. Trong khi đó, khu vực bên dưới có thể bố trí kết hợp giữa bàn làm việc và khu vực tiếp khách. Các thiết kế nội thất tối giản sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các gam màu trung tính cũng giúp không gian trở nên rộng rãi và sáng sủa hơn.

>> Xem ngay: 50+ Mẫu thiết kế văn phòng nhỏ 15m2 - 50m2 

4.2 Nhà kết hợp văn phòng diện tích trên 100m2

Mẫu thiết kế nhà kết hợp văn phòng diện tích trên 100m2 sẽ có nhiều không gian hơn để phục vụ cho cả nhu cầu sinh hoạt và làm việc. Toàn bộ không gian có thể được bố trí trên một mặt bằng, giúp tạo sự kết nối liền mạch giữa các khu vực chức năng. 

6-thiet-ke-nha-ket-hop-van-phong-dien-tich-tren-100m2.jpg
Thiết kế nhà kết hợp văn phòng diện tích trên 100m2

Khu vực tiếp khách được thiết kế rộng rãi và thoáng đãng với sofa thoải mái và bàn trà. Ngay sát bên là không gian văn phòng, nơi được bố trí bàn làm việc hiện đại cùng các kệ sách và tủ tài liệu. Khu vực bếp được thiết kế mở, tích hợp với bàn ăn để tạo không gian sinh hoạt chung ấm cúng cho gia đình.

>> Tham khảo: 30+ Mẫu thiết kế văn phòng 100m2 đẹp

4.3 Mẫu thiết kế nhà ở kiêm văn phòng 2 tầng tiện nghi

Với mặt bằng 2 tầng rộng lớn, thiết kế nhà kết hợp văn phòng có thể được thực hiện một cách linh hoạt và đa dạng hơn. Gia chủ có thể bố trí tầng trệt với một khu vực tiếp khách rộng rãi, được thiết kế mở với cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Khu vực văn phòng có thể được tách biệt bằng các vách ngăn hoặc cửa kính mờ, tạo không gian làm việc yên tĩnh mà vẫn duy trì kết nối, tương tác. 

Tầng trên có thể được sử dụng làm không gian sinh hoạt riêng tư, bao gồm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung. Ngoài ra, khu vực bếp cũng có thể được bố trí cùng tầng để thuận tiện cho việc nấu nướng và sinh hoạt. 

7-mau-thiet-ke-nha-o-ket-hop-van-phong-2-tang-hien-dai.jpg
Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 2 tầng hiện đại

4.4 Thiết kế nhà 3 tầng kết hợp văn phòng làm việc

Mẫu nhà 3 tầng kết hợp văn phòng làm việc mang đến không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại. Mỗi tầng có thể được thiết kế với những chức năng riêng, từ không gian làm việc, không gian sinh hoạt chung cho đến phòng của từng cá nhân. 

Với nhiều tầng diện tích rộng lớn, gia chủ có thể sử dụng tầng dưới để làm văn phòng hoặc mở cửa hàng kinh doanh. Trong khi các tầng trên có thể được thiết kế phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình, đảm bảo tính riêng tư và tách biệt giữa công việc và cuộc sống. 

8-thiet-ke-nha-3-tang-kiem-van-phong-lam-viec.jpg
Thiết kế nhà 3 tầng kiêm văn phòng làm việc

4.5 Thiết kế nhà ở chung cư kết hợp văn phòng

Mô hình thiết kế nhà chung cư kết hợp văn phòng còn được biết đến với tên gọi Officetel. Đây là cụm từ ghép của “Office” (văn phòng) và “Hotel” (nơi lưu trú). Đặc điểm chính của mô hình này là cho phép người sử dụng vừa làm việc vừa sinh sống tại một địa điểm duy nhất, giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng văn phòng và tiện lợi trong việc di chuyển.

9-mo-hinh-can-ho-van-phong-officetel.jpg
Mô hình căn hộ văn phòng (Officetel)

Officetel thường có diện tích nhỏ gọn, được trang bị các tiện ích cơ bản như bàn làm việc, giường ngủ, bếp nhỏ và phòng tắm. Mô hình này đặc biệt phù hợp với các cá nhân đang làm việc tự do hoặc cho nhóm nhỏ cùng cộng tác. 

4.6 Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng kinh doanh

Mẫu thiết kế nhà ở kiêm văn phòng kinh doanh thường tận dụng không gian tầng trệt hoặc các tầng thấp để làm khu vực kinh doanh. Trong khi các tầng trên được sử dụng làm nơi ở và sinh hoạt của gia đình. 

10-mau-thiet-ke-nha-o-ket-hop-van-phong-kinh-doanh.jpg
Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng kinh doanh

Thông thường, khu vực văn phòng sẽ được bố trí ở tầng trệt để thuận tiện cho việc tiếp đón khách hàng và quản lý công việc. Không gian làm việc có thể thiết kế linh hoạt với các tiện ích như bàn làm việc, kệ hồ sơ, máy tính,... Để tách biệt giữa không gian làm việc và sinh hoạt, người ta thường sử dụng các giải pháp thiết kế như:

  • Hệ thống cầu thang riêng;
  • Hệ thống cách âm hoặc cửa ngăn giữa hai khu vực;
  • Xây dựng các khu vực chức năng ở các tầng riêng biệt.

4.7 Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê

Đây là mô hình thiết kế nhà ở linh hoạt, tối ưu hóa không gian bằng cách tận dụng một phần ngôi nhà để làm văn phòng cho thuê. Thông thường, các tầng dưới sẽ được thiết kế thành các văn phòng nhỏ hoặc không gian làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

11-mau-thiet-ke-nha-lam-van-phong-cho-thue.jpg
Mẫu thiết kế nhà làm văn phòng cho thuê

Phần không gian nhà ở thường nằm ở các tầng trên, đảm bảo sự riêng tư và thoải mái cho gia chủ. Để tối ưu hóa thiết kế nhà làm văn phòng cho thuê, khu văn phòng cần được thiết kế lối đi riêng biệt, đảm bảo sự riêng tư và thuận tiện cho cả khách thuê và chủ nhà.

  1. Những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng

Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng là một giải pháp tối ưu cho những ai muốn khai thác không gian sống để làm việc, kinh doanh hoặc cho thuê. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hài hòa giữa hai chức năng này, quá trình thiết kế cần được thực hiện một cách cẩn thận và khoa học. 

5.1 Chọn vị trí thuận lợi

Vị trí mặt tiền là yếu tố then chốt quyết định khả năng thu hút khách thuê, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của mô hình này. Theo đó, ngôi nhà nên nằm ở khu vực có giao thông thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các tuyến đường chính và gần các khu vực kinh doanh, văn phòng khác. Ngoài ra, khu vực xung quanh cần an ninh tốt để đảm bảo an toàn cho cả người sinh sống và khách thuê văn phòng.

12-nen-chon-vi-tri-mat-tien-thuan-loi-de-kinh-doanh-hoac-cho-thue.jpg
Nên chọn vị trí mặt tiền thuận lợi để kinh doanh hoặc cho thuê

5.2 Xác định rõ phong cách thiết kế

Phong cách thiết kế nên được xác định rõ ràng ngay từ đầu nhằm đảm bảo tính nhất quán trong tổng thể thiết kế công trình. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế thịnh hành mà bạn có thể tham khảo. Song để thể hiện đúng tinh thần làm việc chuyên nghiệp, khu vực văn phòng có thể được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản hoặc sáng tạo. Trong khi đó, không gian nhà ở có thể linh hoạt lựa chọn các phong cách phù hợp với sở thích cá nhân của gia chủ. 

5.3 Cập nhật các xu hướng thiết kế mới

Để chọn được giải pháp thiết kế nhà ở kiêm văn phòng tối ưu, trước hết bạn cần phải nghiên cứu và cập nhật các xu hướng thiết kế văn phòng mới nhất. Trong đó bao gồm các phong cách thiết kế, giải pháp vật liệu, màu sắc, ánh sáng,... và cách kết hợp chúng sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực để được tư vấn kỹ hơn về các xu hướng mới trong thiết kế.

5.4 Phân định không gian làm việc và sinh hoạt

Thêm một yếu tố cần lưu ý khi thiết kế nhà kết hợp văn phòng đó chính là sự phân định rõ ràng giữa không gian làm việc và sinh hoạt. Thông thường, các chủ đầu tư thường dành tầng 1, tầng 2 để làm văn phòng hoặc cho thuê, còn những tầng còn lại sẽ là không gian sinh hoạt của gia đình. 

13-thiet-ke-tach-biet-giua-khong-gian-lam-viec-va-sinh-hoat.jpg
Thiết kế tách biệt giữa không gian làm việc và sinh hoạt

Các giải pháp thiết kế thông minh như lối cầu thang riêng, cửa kính hoặc vách ngăn di động sẽ là lựa chọn nên cân nhắc để tạo sự tách biệt hiệu quả giữa hai không gian này.

5.5 Kết hợp các yếu tố “xanh”

Không gian xanh không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu mà còn tạo ra môi trường sống và làm việc lành mạnh. Một vài giải pháp thiết kế “xanh” mà bạn có thể tích hợp vào không gian như:

  • Bố trí các chậu cây xanh khắp không gian sống và làm việc.
  • Thiết kế các cửa sổ lớn hoặc giếng trời để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
  • Thiết kế sân vườn nhỏ trên ban công hoặc tầng thượng để tạo không gian thư giãn. 
  • Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như: gỗ, tre, nứa, gạch không nung,...

>> 40+ Mẫu Thiết Kế Văn Phòng Xanh Đẹp, Hiện Đại

5.6 Thiết kế nội thất hiện đại, tiện nghi

Việc lắp đặt nội thất và trang thiết bị hiện đại sẽ mang đến một không gian sống và làm việc đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, đối với không gian văn phòng, nên cân nhắc lựa chọn các món đồ nội thất thông minh như: bàn gấp gọn, bàn tích hợp ổ điện, ghế công thái học, tủ lưu trữ thông minh,... 

14-thiet-ke-noi-that-hien-dai-tien-nghi.jpg
Thiết kế nội thất hiện đại, tiện nghi

5.7 Dự toán ngân sách chi tiết

Lập dự toán nội thất văn phòng kết hợp nhà ở là bước quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công, đảm bảo dự án được thực hiện trong khả năng tài chính cho phép. Bảng dự toán chi phí sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố như: diện tích không gian, phong cách thiết kế nội thất, vật liệu thi công, thời gian thi công,...

  1. Maison Interior - đơn vị thiết kế văn phòng uy tín, chuyên nghiệp

Maison Interior là đơn vị thiết kế văn phòng uy tín và chuyên nghiệp, nổi bật với các giải pháp thiết kế sáng tạo và hiện đại. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực, Maison Interior cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp thiết kế tối ưu, phù hợp với nhu cầu và đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp. 

Chúng tôi tin rằng, một không gian làm việc được thiết kế hoàn hảo không chỉ giúp nâng tầm giá trị thương hiệu mà còn khơi dậy cảm hứng làm việc đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, Maison Interior luôn dẫn đầu trong việc cập nhật các xu hướng thiết kế mới để tạo ra những không gian văn phòng độc đáo, sáng tạo.

Thiết kế nhà kết hợp văn phòng không chỉ là một giải pháp thông minh trong việc sử dụng không gian mà còn là cơ hội để thể hiện phong cách sống và làm việc của mỗi cá nhân. Hãy để Maison Interior đồng hành cùng bạn trong hành trình tạo dựng một văn phòng mơ ước ngay hôm nay!

>>Tham khảo ngay:

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế
Gửi yêu cầu