Khám phá Phong cách thiết kế nội thất Industrial (Công nghiệp)
Phong cách thiết kế Industrial, với sự đơn giản nhưng đầy mạnh mẽ, đã trở thành xu hướng thiết kế nội thất độc đáo trong những năm gần đây. Đằng sau vẻ ngoài thô mộc và không cầu kỳ của phong cách Industrial, là sự pha trộn tinh tế giữa vẻ đẹp của nguyên liệu tự nhiên và công nghệ hiện đại.
Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về phong cách thiết kế này, từ nguồn gốc, đặc điểm, đến những cách thức ứng dụng trong không gian hiện đại. Hãy cùng Maison Interior, khám phá sự hấp dẫn của một xu hướng thiết kế đầy mạnh mẽ và táo bạo.
Các nội dung chính trong bài viết:
1. Định nghĩa về phong cách Industrial
2. Đặc trưng của phong cách thiết kế
3. Mẫu thiết kế văn phòng Industrial
- Định nghĩa về phong cách Industrial
Phong cách Industrial (công nghiệp) là một thiết kế nội thất phát triển từ thế kỷ XX, khi các cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu bắt đầu suy thoái.
Khi đó, nhiều xí nghiệp và nhà máy bị bỏ hoang ở Tây Âu, dẫn đến việc hình thành ý tưởng tái sử dụng chúng để phục vụ nhu cầu ở của người dân.
Trong quá trình phục hồi công trình, các kiến trúc sư giữ "nguyên vẹn" những gì vốn có và thêm vào các đồ dùng nội thất để phục vụ nhu cầu sống của con người.
Nhờ vậy mà xuất hiện một xu hướng thiết kế mới mang đến không gian hiện đại, tinh tế nhưng cũng vô cùng độc đáo và phá cách.
Khác với các phong cách nội thất khác, phong cách công nghiệp Industrialphô bày những gì mộc mạc và cần thiết nhất trong cuộc sống, thay vì chỉ phô ra những chi tiết rườm rà để thể hiện sự sang trọng.
Phong cách này đề cao sự đơn giản trong thiết kế.
Đặc biệt, phong cách Industrial được nhiều công ty thiết kế ứng dụng để thiết kế văn phòng làm việc hiện đại, do tập trung vào những gì thiết yếu nhất của không gian.
Sự táo bạo của Industrial Style
Phong cách Industrial là sự kết hợp độc đáo giữa ý tưởng về nguyên mẫu nhà máy với nét hiện đại của đồ nội thất.
Với bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư, những bức tường bong tróc, viên gạch thô ráp kết hợp với sofa da cao cấp và tivi hiện đại màn hình 4K trở nên ấn tượng. Những sự kết hợp táo bạo này tạo nên một không gian khác biệt, cá tính và ấn tượng cho người chiêm ngưỡng.
- Đặc trưng của phong cách industrial trong thiết kế
Để biến hóa một không gian thô sơ thành một kiệt tác độc đáo, hiện đại và tinh tế, bạn cần tuân thủ theo những quy tắc nhất định trong thiết kế.
Bạn cần nắm rõ những đặc trưng riêng biệt sau đây của phong cách nội thất Industrial:
Cách thiết kế và trang trí tường nhà
Một trong những đặc điểm chính để nhận diện phong cách nội thất công nghiệp là những bức tường thô, bằng bê tông mài hoặc gạch.
Những bức tường này góp phần tạo nên một không gian giống như một công xưởng giả lập, đơn giản và mộc mạc nhưng cũng ấn tượng và thu hút.
Những bức tường này còn mang đến cảm giác thân thuộc và gần gũi, pha chút cổ điển để người dùng cảm thấy thoải mái.
Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong trang trí phong cách công nghiệp.
Vì gam màu chủ đạo cho không gian và đồ nội thất của phong cách này là tông màu trầm và sậm, nên ánh sáng rất quan trọng để tránh cho căn phòng trở nên tối.
Việc sử dụng các bóng đèn chiếu sáng là một đặc điểm dễ nhận ra của phong cách nội thất Industrial.
Thiết kế cửa sổ rộng để tận dụng nguồn sáng tự nhiên và tốt cho sức khỏe cũng là một điểm được chú ý.
Tối ưu hóa không gian
Một trong những lý do khiến phong cách nội thất Industrial nhận được nhiều sự quan tâm là do tính độc đáo và thiết kế đơn giản nhưng đầy ngụ ý.
Phong cách này đòi hỏi phải có một diện tích lớn cho sàn nhà và ít đồ nội thất cho căn phòng.
Vì màu sắc chủ đạo của phong cách công nghiệp là màu tối sậm nên bạn chỉ cần làm nổi bật lên một số vật trang trí của căn hộ là được.
Vật liệu và đồ nội thất
Đồ nội thất của phong cách thiết kế công nghiệp thường có màu chủ đạo là tông trầm và mang những đường nét mạnh mẽ.
Ngay cả khi làm bằng kim loại, chúng cũng được tô đen để tạo sự đồng bộ cho không gian. Phòng khách theo phong cách Industrial thường sử dụng ghế sofa bọc da hoặc ghế đôn bọc da.
Nội thất bên trong thường rất tối giản và chỉ sử dụng những món đồ khi thực sự cần thiết. Bạn có thể kết hợp thêm cây xanh trong nhà để trang trí và tối ưu hóa không gian sống.
Màu sắc trong thiết kế
Trong thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp - Industrial, một số màu sắc thường được sử dụng làm màu chủ đạo là xám, navy, đen, trắng và màu gỗ đậm.
Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp với một số màu sắc khác để không gian không còn lạnh lẽo.
Bên cạnh đó, đừng lạm dụng quá nhiều màu sắc để tránh phá hỏng tổng thể vẻ đẹp của phong cách này.
Pha trộn yếu tố hiện đại
Đèn trang trí theo phong cách Industrial có thể là loại cổ điển với những chi tiết phù phiếm mang tính hoài cổ hoặc là loại hiện đại với những thiết kế hình học, thép trơn hoặc vân.
Bạn có thể kết hợp yếu tố hiện đại bằng cách sử dụng đèn trần để làm nổi bật vẻ đẹp của căn hộ.
Một bóng đèn đơn sáng hoặc một chuỗi bóng đèn Edison mờ cũng có thể thể hiện được sự tinh tế của chủ căn hộ.
Tạo điểm nhấn trong phong cách Industrial
Điểm nhấn trong phong cách công nghiệp được tạo ra từ sự đối lập và sáng tạo. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn các vật dụng trang trí. Ví dụ, nếu bạn lựa chọn thảm trải sàn màu tối, bạn có thể trang trí các vật dụng có màu sắc tươi sáng hơn.
Bàn ghế và sofa thường được sử dụng màu sắc trung tính nên rất dễ chọn lựa các vật dụng giúp làm nổi bật không gian sống.
- Mẫu thiết kế phong cách Industrial - công nghiệp
Các chuyên gia sẽ có những ý tưởng thiết kế nội thất theo phong cách Industrial linh hoạt cho mỗi loại hình kiến trúc khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích không gian.
Hãy tham khảo một số mẫu thiết kế nội thất độc đáo được cập nhật bởi Maison Interior bên dưới:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được các thông tin hữu ích về phong cách thiết kế Industrial. Nếu bạn cần tư vấn về thiết kế thi công nội thất văn phòng hoặc muốn hoàn thiện không gian văn phòng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0983.96.2294.
Tham khảo thêm các bài viết khác về phong cách thiết kế:
Cùng chủ đề
Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng
1
2
3
4