Các Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế Nội Thất

preview

Trong thiết kế nội thất, màu sắc không chỉ đơn giản là yếu tố trang trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng và hài hòa cho không gian. Từ việc lựa chọn gam màu chính cho đến kết hợp các tông màu đều có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. Chính vì vậy, việc hiểu rõ và áp dụng đúng các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất là một bước quan trọng để tạo nên một không gian sống và làm việc lý tưởng. 

>> Tham khảo thêm: 

  1. Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế nội thất

Màu sắc là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian mà còn tác động đến tâm trạng và cảm xúc của người sử dụng. Dưới đây là một vài ý nghĩa quan trọng của màu sắc trong thiết kế nội thất:  

1.1 Thay đổi cảm giác về không gian

Yếu tố màu sắc có thể thay đổi cách chúng ta cảm nhận về không gian. Theo đó, các gam màu sáng hay màu lạnh thường giúp mở rộng không gian, biến những căn phòng nhỏ trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Ngược lại, các màu trầm tối hay tông màu ấm có thể làm cho không gian trở nên ấm cúng và gần gũi. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến không gian trở nên chật hẹp và tù túng. 

Màu sắc làm thay đổi cảm giác về không gian
Màu sắc làm thay đổi cảm giác về không gian

1.2 Tác động đến tâm trạng và cảm xúc

Màu sắc là yếu tố có tác động trực tiếp đến cảm xúc và trạng thái tinh thần của con người. Một không gian được thiết kế với màu sắc hài hoà có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung hay thậm chí là kích thích sự sáng tạo. 

Chẳng hạn, màu xanh dương thường gợi lên cảm giác yên bình, thư giãn, do đó nó thường được sử dụng trong phòng ngủ hay phòng tắm để tạo ra một không gian nghỉ ngơi dễ chịu. Ngược lại, màu đỏ có thể kích thích năng lượng và sự nhiệt huyết, vậy nên sẽ thích hợp với những không gian cần sự sáng tạo như phòng làm việc. 

1.3 Phân chia không gian và tạo điểm nhấn

Trong các xu hướng thiết kế hiện đại, việc sử dụng vách ngăn hoặc tường kín để phân chia không gian đang ngày càng bị hạn chế. Thay vào đó, các nhà thiết kế sẽ sử dụng màu sắc để phân chia các khu vực chức năng, vừa tạo cảm giác mở liền mạch, vừa giúp không gian văn phòng trở nên độc đáo và có điểm nhấn. 

1.4 Định hình phong cách thiết kế

Màu sắc cũng được xem là một phần quan trọng trong các phong cách thiết kế nội thất. Theo đó, mỗi phong cách thiết kế sẽ được làm nổi bật thông qua việc lựa chọn các màu sắc phù hợp. Chẳng hạn, không gian mang phong cách cổ điển thường ứng dụng các gam màu ấm như vàng, nâu, đỏ đậm, tạo cảm giác sang trọng và quyền lực. Trong khi đó, phong cách thiết kế tối giản (Minimalist) lại ưu tiên các màu sắc trung tính như trắng, đen, xám để tạo ra không gian tinh tế, thanh lịch. 

Màu sắc là yếu tố quan trọng giúp định hình phong cách thiết kế
Màu sắc là yếu tố quan trọng giúp định hình phong cách thiết kế

  1. Các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất 

Những nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn là quy chuẩn giúp các nhà thiết kế tạo ra không gian đẹp mắt và phản ánh phong cách cá nhân. Việc hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn biến ý tưởng thiết kế thành không gian hoàn mỹ. 

2.1 Quy luật phối màu 60 – 30 – 10

Một trong những cách phối màu trong thiết kế nội thất cơ bản và hiệu quả nhất đó chính là quy tắc phối màu 60 – 30 – 10. Đây được xem là một công thức phối màu chuẩn mực, trong đó màu sắc được phân chia theo tỷ lệ như sau:

  • 60% gam màu chủ đạo: Gam màu chủ đạo sẽ bao phủ phần lớn diện tích không gian, thường là các bức tường, trần, sàn nhà hoặc bề mặt lớn như tủ bếp, sofa,... Việc lựa chọn gam màu này cần được cân nhắc một cách cẩn thận bởi nó sẽ là nền tảng chi phối toàn bộ không gian, quyết định phần lớn phong cách thiết kế nội thất. Các gam màu chủ đạo thường được lựa chọn là màu sắc trung tính như trắng, xám, be, ghi,...
  • 30% gam màu bổ trợ: Đây là các gam màu bổ trợ cho màu chủ đạo, chiếm một phần nhỏ hơn trong không gian, thường được sử dụng cho ghế, rèm, thảm, bàn ăn hay các mảng trang trí khác. Việc kết hợp thêm các gam màu bổ trợ sẽ giúp tạo chiều sâu, làm nổi bật không gian mà vẫn giữ được sự hài hòa.
  • 10% gam màu accent: Các gam màu này sẽ là điểm nhấn thu hút, giúp tạo nên phong cách cá nhân cho không gian sống và làm việc. Đây thường là những gam màu nổi bật, được dùng cho các chi tiết nhỏ như gối tựa, đèn trang trí, tranh treo tường hoặc các chi tiết độc đáo khác. 
Quy tắc phối màu 60 – 30 – 10
Quy tắc phối màu 60 – 30 – 10

Cách kết hợp màu sắc trong thiết kế theo quy tắc 60 – 30 – 10 sẽ giúp bạn tạo ra một không gian hài hoà, cân đối nhưng không quá đơn điệu. Nó có thể được áp dụng linh hoạt cho nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau, từ hiện đại, tối giản đến cổ điển hay Industrial. Tuy nhiên, đừng áp dụng quy tắc một cách quá cứng nhắc mà hãy linh hoạt thay đổi để thể hiện cá tính và phong cách riêng. 

2.2 Nguyên tắc phối màu đơn sắc 

Phối màu đơn sắc là một trong những cách phối hợp màu sắc trong thiết kế đơn giản mà đầy tinh tế. Nguyên tắc này dựa trên việc sử dụng một màu sắc chủ đạo và các sắc độ khác nhau của nó để tạo ra một không gian hài hòa và đồng nhất. Đây sẽ là cách tiếp cận đơn giản mà hiệu quả, phù hợp với những ai yêu thích sự nhẹ nhàng, tinh tế và không quá rườm rà trong phong cách thiết kế.

Nguyên tắc phối màu đơn sắc
Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Chẳng hạn, bạn có thể chọn màu xanh dương làm màu chủ đạo, sử dụng các tông màu xanh khác để bổ trợ cũng như thay đổi sắc độ đậm nhạt của màu để tạo ra sự đa dạng cho không gian. Ví dụ:

  • Màu chủ đạo: Xanh dương.
  • Màu tường: Xanh dương nhạt. 
  • Màu sofa: Xanh xám.
  • Rèm cửa, thảm: Xanh dương đậm hoặc xanh đen có hoạ tiết. 

2.3 Nguyên tắc phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là một trong những nguyên tắc phối màu phổ biến trong thiết kế nội thất, tạo ra sự hài hòa bằng cách kết hợp các màu sắc nằm liền kề trên bánh xe màu. Chẳng hạn như các cặp màu vàng – vàng cam – cam, xanh lá cây – xanh lam – xanh ngọc,...

Nguyên tắc phối màu tương đồng
Nguyên tắc phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng giúp tránh được sự tương phản quá mạnh, tạo ra cảm giác dễ chịu và ấm áp. Bên cạnh đó, các màu sắc được liên kết với nhau một cách tự nhiên, tạo ra sự liền mạch cho không gian nhưng vẫn có điểm nhấn ấn tượng. 

Ví dụ cách phối màu tương đồng: 

  • Màu chủ đạo: Màu vàng nhạt.
  • Sofa: Màu nâu cam. 
  • Bàn trà: Viền vàng. 
  • Rèm cửa, thảm trải sàn: Vàng cam.
  • Gối tựa, đèn trang trí: Cam đậm.

2.4 Nguyên tắc phối màu tương phản

Trái ngược với phối màu tương đồng, nguyên tắc phối màu tương phản dựa trên việc kết hợp các màu đối diện nhau trên bánh xe màu. Ví dụ như xanh dương và cam, đỏ và xanh lá cây, vàng và tím. Sự đối lập giữa các màu này sẽ tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ và mang lại sự sống động cho không gian. 

Áp dụng nguyên tắc phối màu tương phản
Áp dụng nguyên tắc phối màu tương phản

Thông thường, một màu sẽ được chọn làm nền và chiếm phần lớn trong không gian, trong khi màu đối lập sẽ được dùng cho các chi tiết làm điểm nhấn. Ví dụ:

  • Màu chủ đạo: Xanh dương nhạt.
  • Sofa: Cam sáng. 
  • Bàn trà: Xanh dương.
  • Đèn trang trí: Màu vàng.

2.5 Phối màu bổ túc xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ là một nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất khá thú vị và sáng tạo. Nguyên tắc này tạo ra sự cân bằng giữa các màu đối lập nhưng vẫn giữ được sự hài hòa, giúp không gian trở nên thu hút hơn. Với cách phối màu này, không gian vừa có điểm nhấn rõ ràng, vừa không bị quá “chỏi” nhau dù là màu sắc tương phản. 

Phối màu bổ túc xen kẽ cho không gian
Phối màu bổ túc xen kẽ cho không gian

Chẳng hạn, bạn có thể kết hợp màu chủ đạo là màu xanh lá với hai gam màu tương phản là đỏ cam và vàng cam. Trong đó:

  • Màu chủ đạo: Màu xanh lá.
  • Màu tường: Xanh lá nhạt.
  • Màu sofa: Xanh lá đậm.
  • Gối tựa, thảm sofa: Vàng cam.
  • Đèn trang trí: Đỏ cam. 

2.6 Phối màu bổ túc bộ 3

Phối màu bổ túc bộ ba (triadic) sử dụng ba màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu để tạo nên một sự kết hợp hài hòa nhưng vẫn có độ tương phản cao. Ví dụ, đỏ – vàng – xanh dương hoặc tím – cam – xanh lá là các bộ màu bổ túc bộ ba thường được sử dụng trong thiết kế. 

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3

Bộ ba màu sắc này sẽ mang đến cho không gian sự tươi mới, phù hợp với các không gian cần sự năng động và sáng tạo. Tuỳ vào phong cách thiết kế đang muốn hướng đến mà bạn có thể điều chỉnh sắc độ (độ đậm nhạt) của màu để không gian trở nên hài hòa hoặc nổi bật hơn. 

Ví dụ về cách phối màu bổ túc bộ 3 “tím – cam – xanh lá”:

  • Màu chủ đạo: Màu tím nhạt.
  • Sofa: Màu cam vàng. 
  • Gối tựa, đèn trang trí: Màu cam.
  • Trang trí khác: Màu xanh lá hoặc tím đậm.

2.7 Phối màu bổ túc bộ 4

Một nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất cũng rất được ưa chuộng hiện nay đó chính là phối màu bổ túc bộ 4. Nguyên tắc này sử dụng bốn màu sắc, được chia thành hai cặp màu bổ túc để tạo ra một sự đối lập mạnh mẽ trong thiết kế không gian. Cách phối màu này thường khó để điều chỉnh, thế nhưng nếu thực hiện đúng sẽ tạo ra hiệu ứng màu sắc nổi bật và độc đáo, thể hiện được cá tính và phong cách riêng biệt. 

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 4
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 4

Ví dụ cách phối màu bổ túc bộ 4 “đỏ – xanh lục – vàng – tím”:

  • Màu chủ đạo: Màu đỏ.
  • Sofa: Màu xanh lục.
  • Phụ kiện trang trí: Màu tím.
  • Đèn bàn, đèn trang trí: Màu vàng. 

  1. Xu hướng bảng phối màu mới nhất trong thiết kế nội thất

Việc lựa chọn bảng màu thiết kế phù hợp không chỉ giúp không gian trở nên hài hòa mà còn tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Trong phần này, Maison Interior sẽ cập nhật đến bạn những xu hướng phối màu thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay: 

Cách phối màu pastel nhẹ nhàng, thanh lịch
Cách phối màu pastel nhẹ nhàng, thanh lịch
Phối màu theo phong cách cổ điển sang trọng
Phối màu theo phong cách cổ điển sang trọng
13-cach-phoi-mau-trong-thiet-ke-theo-phong-cach-toi-gian.jpg
Cách phối màu trong thiết kế theo phong cách tối giản
Cách phối màu trong thiết kế theo phong cách tối giản
Bảng màu thiết kế tương phản cho không gian nổi bật
Bảng màu thiết kế theo phong cách Industrial
Bảng màu thiết kế theo phong cách Industrial
Thiết kế không gian với màu xanh lá chủ đạo
Thiết kế không gian với màu xanh lá chủ đạo 

  1. Những lưu ý khi phối màu trong thiết kế nội thất 

Khi phối màu trong thiết kế nội thất, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm để đảm bảo sự hài hòa và tính thẩm mỹ cho không gian. Trong đó phải kể đến: 

  • Xem xét yếu tố ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên hay hệ thống chiếu sáng nhân tạo đều có ảnh hưởng đến sắc độ màu sắc trong không gian. Do đó, bạn cần thử nghiệm phối màu trong điều kiện ánh sáng thực tế để xem chúng thay đổi như thế nào trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. 
  • Màu sắc của trần và sàn nhà: Sàn và trần nhà đều là những yếu tố có tác động trực tiếp đến màu sắc thiết kế tổng thể của không gian. Theo đó, trần nhà thường được thiết kế sáng màu, để tạo cảm giác không gian cao ráo và thoáng đãng. Trong khi sàn nhà nên chọn màu sắc phù hợp với các yếu tố còn lại để tạo sự đồng bộ, hài hoà cho không gian. 
Một vài lưu ý khi áp dụng các cách phối màu trong thiết kế nội thất
Một vài lưu ý khi áp dụng các cách phối màu trong thiết kế nội thất
  • Phù hợp với mục đích sử dụng: Mỗi không gian sẽ có mục đích và chức năng riêng. Chính vì vậy, cách phối màu trong thiết kế cũng phải phải phản ánh đúng tính chất của không gian. Ví dụ, phòng khách có thể sử dụng màu sắc ấm áp và dễ chịu, trong khi phòng làm việc nên chọn màu sáng và nổi bật để kích thích sự sáng tạo. 
  • Xem xét diện tích không gian: Đối với những diện tích nhỏ, màu sáng sẽ giúp mở rộng không gian và tạo cảm giác thoáng đãng. Ngược lại, màu tối có thể được sử dụng trong không gian rộng lớn để tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi hơn. 
  • Tạo sự liên kết giữa các phòng: Các không gian cần có sự liên kết về màu sắc để tạo nên một phong cách thiết kế đồng nhất. Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian mà còn mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. 

Như vậy, việc nắm vững các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất sẽ là bước đầu tiên để hiện thực hóa mọi ý tưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vận dụng nguyên tắc một cách cứng nhắc mà còn cần đến sự linh hoạt và sáng tạo để phù hợp với từng không gian cụ thể.

Xem thêm: 

 

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

2

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế

3

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

4

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết
Gửi yêu cầu