Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc mới nhất 2024

preview

Nhiều người nghĩ rằng việc thiết kế một văn phòng đơn giản chỉ là sắp xếp bàn ghế và trang trí tường. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một quá trình đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng, đặc biệt là về diện tích. Diện tích văn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, sức khỏe của nhân viên và thậm chí cả hình ảnh của doanh nghiệp.

Vì sao phải tính toán tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc? 

Theo các nghiên cứu, một nhân viên cần trung bình từ 7 - 10m2 diện tích không gian làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Con số này có thể khiến bạn bất ngờ nhưng nó lại là cơ sở khoa học để thiết kế một không gian làm việc lý tưởng. Đây là một trong những lý do tại sao bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tính toán diện tích văn phòng làm việc của mình.

1-tieu-chuan-thiet-ke-dien-tich-van-phong.jpg
Tính toán tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc liệu có thật sự cần thiết?

Cùng với đó, tiêu chuẩn thiết kế văn phòng về mặt diện tích cũng mang lại những lợi ích to lớn khác như:

  • Xây dựng bản thiết kế chuẩn nhất: Tính toán tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng là một trong những điều cốt lõi để tạo ra một bản thiết kế chính xác và hiệu quả. Khi có được những con số cụ thể về diện tích cho từng khu vực, bạn sẽ có thể hình thành nên một bản thiết kế chi tiết với đầy đủ các yếu tố để từ đó thi công, xây dựng theo một luồng thông tin nhất quán.
  • Tối ưu không gian và chi phí: Không gian lớn của một văn phòng làm việc thường sẽ được phân chia thành nhiều không gian nhỏ khác nhau. Việc xác định rõ diện tích cần thiết cho từng khu vực sẽ giúp tránh tình trạng thừa hoặc thiếu không gian, tiết kiệm chi phí thuê văn phòng hiệu quả. Thêm vào đó, nó cũng giúp bố trí nội thất và thiết bị một cách khoa học để tạo ra luồng di chuyển cho công việc thuận lợi.
  • Tăng năng suất làm việc: Trong một không gian làm việc được thiết kế phù hợp, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng để từ đó nâng cao hiệu suất công việc hiệu quả. Cùng với đó, nó cũng giúp tối ưu hóa luồng công việc khi bố trí không gian hợp lý, giúp các phòng ban liên quan với nhau có thể thuận tiện giao tiếp, trao đổi công việc.
  • Bảo đảm an toàn: Khoảng cách giữa các bàn làm việc hoặc giữa bàn làm việc với lối đi quá nhỏ sẽ tăng nguy cơ gây va chạm, đổ ngã. Do đó, bạn cần đo đạc và tính toán khoảng cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho nhân viên trong quá trình di chuyển. Cùng với đó, các tiêu chuẩn cũng sẽ đảm bảo sự thoáng đãng cho không gian, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh.

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng (m2/người) mới nhất

Mức tiêu chuẩn chung diện tích thiết kế văn phòng (m2/người)

Cách tính diện tích văn phòng làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình công việc, số lượng nhân viên, phong cách trang trí… Trong đó, thông thường, các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn cả đến số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng và tiêu chuẩn diện tích cho mỗi nhân viên.

Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc sẽ được chia thành 3 cấp độ: Tiết kiệm, trung bình vừa đủ và theo đúng tiêu chuẩn.

Chi tiết từng cấp độ sẽ có con số cụ thể như sau:

  • Với mức tiết kiệm: Diện tích trung bình từ 3 - 4m2/nhân viên. Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp khá eo hẹp về kinh phí hoặc có mục đích thuê văn phòng ngắn hạn
  • Với mức trung bình: Diện tích trung bình từ 5 - 6m2/nhân viên. Tiêu chuẩn diện tích văn phòng trung bình đang là lựa chọn của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam.
  • Với mức tiêu chuẩn: Diện tích trung bình từ 7 - 10m2/nhân viên. Ở cấp độ tiêu chuẩn này, mỗi nhân viên sẽ có không gian làm việc cực kỳ thoải mái và quá trình di chuyển, trao đổi thông tin giữa các phòng ban cũng được thực hiện dễ dàng.

>> Tìm hiểu: Cách tính mét vuông đất (m2) chính xác 

Tiêu chuẩn diện tích phòng giám đốc

Diện tích phòng giám đốc thường không có một quy định cụ thể như phòng làm việc của nhân viên. Quan trọng là thiết kế một không gian làm việc vừa đáp ứng nhu cầu công việc, vừa thể hiện được vị thế của người lãnh đạo.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phòng giám đốc thường được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và có tầm nhìn đẹp. Cùng với đó, không gian cần yên tĩnh, tránh tiếng ồn từ các khu vực khác

2-tieu-chuan-thiet-ke-dien-tich-van-phong-giam-doc.jpg
Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc dành cho giám đốc hay lãnh đạo cấp cao khác

Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc của giám đốc bạn có thể tham khảo:

  • Mức tối thiểu: Diện tích khoảng 10m2. Đây là mức cơ bản nhất, đủ không gian để đặt bàn làm việc, tủ tài liệu và một số đồ nội thất nhỏ khác.
  • Mức trung bình: Diện tích khoảng 15 - 20m2. Diện tích này đủ rộng để bố trí thêm bộ bàn ghế tiếp khách.
  • Mức tối đa: Không có mức giới hạn cụ thể mà tùy vào phong cách, sở thích của người lãnh đạo. Tuy nhiên, phòng giám đốc không nên quá lớn để đảm bảo sự cân bằng so với các văn phòng làm việc khác.

Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc nhân viên

Với phòng làm việc cho nhân viên, một không gian phù hợp sẽ giúp nhân viên tập trung hơn, giảm căng thẳng và tăng năng suất. 

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng (m2/người) dành cho nhân viên sẽ có phần phức tạp hơn bởi cần chia theo tính chất nhân sự, loài hình công việc để tính toán được mức diện tích chính xác nhất. Và tất nhiên, cũng như các tiêu chuẩn bên trên, nhân viên cũng có các mức khác nhau để dễ dàng lựa chọn.

3-tieu-chuan-thiet-ke-dien-tich-van-phong-nhan-vien.jpg
Tiêu chuẩn thiết kế diện tích chỗ ngồi cho nhân viên

Tham khảo ngay tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cho nhân viên sau đây:

  • Với nhân viên làm việc vị trí cố định (6 - 8h/ngày ngồi tại văn phòng):

  • Mức tiết kiệm: Diện tích 3,5m2/nhân viên.

  • Mức trung bình: Diện tích 4 - 5m2/nhân viên.

  • Mức tối đa: Diện tích 7 - 10m2/nhân viên.

  • Với nhân viên làm việc vị trí linh hoạt (3 - 4h/ngày ngồi tại văn phòng):

  • Mức tối đa: Diện tích 3,5m2/nhân viên

  • Với nhân viên không cần vị trí cố định (thường xuyên di chuyển, chỉ về văn phòng những lúc cần thiết):

  • Mức tối đa: Diện tích 1,5m2/nhân viên.

Tiêu chuẩn diện tích phòng họp

Số lượng người tham dự, hình dạng phòng hay loại hình cuộc họp… sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn thiết kế diện tích phòng họp hiện nay. Tuy nhiên, phòng họp cần đảm bảo mỗi người tham gia có đủ không gian để di chuyển, ghi chép và trao đổi ý kiến hay nhiều hơn nữa là được thiết kế đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác.

4-tieu-chuan-thiet-ke-dien-tich-phong-hop.jpg
Tiêu chuẩn diện tích văn phòng (m2/người) dành cho phòng họp

Một số mức diện tích phòng họp bạn có thể tham khảo:

  • Phòng họp từ 10 - 20 người: Tối thiểu 20m2.
  • Phòng họp từ 20 - 50 người: Tối thiểu 40m2.
  • Phòng họp trên 50 người: Diện tích tối thiểu 0,8m2/người.

Tiêu chuẩn diện tích quầy lễ tân, tiền sảnh

Đối với các doanh nghiệp, quầy lễ tân hay tiền sảnh là không gian tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng hay đối tác khi đến tham quan. Do đó, một quầy lễ tân, tiền sảnh rộng rãi, thoáng đãng và được thiết kế chỉn chu, đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng tốt cho doanh nghiệp.

5-tieu-chuan-thiet-ke-van-phong-le-tan.jpg
Tiêu chuẩn về diện tích khu vực lễ tân, tiền sảnh

Một số tiêu chuẩn diện tích về khu vực này bạn có thể cân nhắc:

  • Với quầy lễ tân: Cao 1,1 -1,2m, sâu 0,6 - 0,9m, dài tùy thuộc vào diện tích sảnh và số lượng nhân viên.
  • Với tiền sảnh: Phụ thuộc vào quy mô công ty và số lượng người qua lại. Cần đảm bảo không gian tối thiểu đủ cho 2 - 3 người đứng chờ.

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc khác

Có thể bạn chưa biết, một số nơi còn áp dụng cách diện tích văn phòng làm việc bằng cách tính thể tích không gian văn phòng dành cho mỗi người. Ở cách tính này, không gian sẽ không được phân chia theo cấp bậc hay vị trí làm việc.

Thông thường, không gian trung bình dành cho mỗi người sẽ rơi vào khoảng từ 10 - 11m3.

Điều này đồng nghĩa với việc, chẳng hạn, nếu một văn phòng có thiết kế chiều cao 3m thì diện tích mỗi chỗ ngồi sẽ là 3,3 - 3,7m2/người.

Các công thức được áp dụng cho cách tính trên: 

  • Diện tích = Chiều dài x chiều rộng
  • Thể tích = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Tuy nhiên, khi áp dụng cách tính này, bạn cần chú ý đến kích thước của đồ nội thất đặt trong văn phòng.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng mới nhất

Các tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc khác 

Tiêu chuẩn về ánh sáng

Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế cửa sổ lớn, sử dụng rèm cửa có thể điều chỉnh ánh sáng. Đèn chiếu sáng nên được bố trí đều khắp phòng, tránh tạo ra các vùng tối hoặc quá sáng và tốt nhất hãy sử dụng đèn LED có tuổi thọ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có khả năng điều chỉnh cường độ ánh sáng.

Tiêu chuẩn an toàn và phòng chống cháy nổ

Việc đảm bảo an toàn không chỉ bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo tính mạng của con người. Mỗi tầng cần phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải rộng rãi, không có vật cản, được đánh dấu rõ ràng. Cửa thoát hiểm phải mở dễ dàng và hướng ra khu vực an toàn. Hệ thống báo cháy cần được cài tự động, bao gồm cảm biến khói, nhiệt độ và còi báo động. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần trang bị đầy đủ bình chữa cháy các loại tại các vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận.

Tiêu chuẩn phong thủy

Với phong thủy, bạn nên chọn hướng phù hợp với mệnh của người đứng đầu công ty, tránh các hướng xung khắc gây ảnh hưởng đến vận khí. Cửa chính là nơi đón nhận khí vào văn phòng nên đặt ở vị trí sáng sủa, thông thoáng. Thêm vào đó, bạn có thể chọn trưng bày một số vật phẩm phong thủy như tượng Phật, tranh cá chép... để tăng cường năng lượng dương.

Tiêu chuẩn thiết kế nội thất văn phòng

Để tiết kiệm diện tích, bạn có thể sử dụng các món đồ nội thất đa năng, linh hoạt sử dụng trong nhiều mục đích. Màu sắc của nội thất cũng cần phù hợp với ngành nghề, văn hóa công ty để tạo nên không gian làm việc sáng sủa, hợp mắt.

6-tieu-chuan-thiet-ke-noi-that-van-phong.jpg
Tiêu chuẩn thiết kế nội thất văn phòng cần phù hợp với không gian

Tiêu chuẩn thiết kế không gian làm việc

Các khu vực làm việc, phòng họp, không gian chung phải được bố trí một cách hợp lý, thuận tiện cho việc di chuyển và làm việc. Không gian văn phòng cũng cần đảm bảo tính linh hoạt để có thể thay đổi theo thời gian và nhu cầu sử dụng hay có thể mở rộng khi cần thiết. Cùng với đó, áp dụng công nghệ vào quản lý và điều khiển không gian làm việc tạo nên một văn phòng thông minh cũng là một điều quan trọng mà các doanh nghiệp nên hướng đến.

Tiêu chuẩn không gian hỗ trợ

Không gian hỗ trợ là những khu vực ngoài khu làm việc chính như phòng nghỉ trưa, phòng bếp… Bạn nên thiết kế các không gian hỗ trợ ở vị trí thuận tiện, dễ tìm và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo an toàn. Về phần diện tích, diện tích của mỗi không gian hỗ trợ phụ thuộc vào quy mô của công ty và số lượng nhân viên, không có sự bắt buộc. Tuy nhiên, nó nên phù hợp với nhu cầu sử dụng ở một số thời điểm trong ngày.

Tiêu chuẩn về màu sắc văn phòng

Màu sắc văn phòng cần phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu, thể hiện văn hóa công ty. Bạn có thể kết hợp màu sắc chủ đạo này với các tone bổ trợ khác để tạo nên sự nổi bật. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng có quá nhiều màu sắc sặc sỡ sẽ gây rối mắt, trông kém sang.

>> Bật mí: Mẹo chọn lựa màu sắc trong thiết kế văn phòng

Tiêu chuẩn về sắp xếp và trang trí cây xanh

Trong môi trường văn phòng làm việc, chọn những loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu được điều kiện ánh sáng và độ ẩm là phương án được ưu tiên. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc kích thước và độ xòe của cây để tạo sự cân đối khi đặt trong không gian. Nếu quan tâm nhiều đến phong thủy, bạn hãy cân nhắc chọn những loại cây mang ý nghĩa may mắn, tài lộc.

7-tieu-chuan-thiet-ke-dien-tich-van-phong-cong-ty.jpg
Tiêu chuẩn thiết kế trụ sở văn phòng làm việc cần thêm nhiều cây xanh

Một số tiêu chí quan trọng khi thiết kế văn phòng làm việc

  • Một, cân đối về không gian, diện tích để đảm sự thoải mái cho từng nhân viên, tránh quá chật chội gây bí bách và vướng víu.
  • Hai, có tính thẩm mỹ cao với màu sắc, ánh sáng và bố cục hợp lý giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo môi trường làm việc tích cực
  • Ba, đảm bảo công năng sử dụng, tận dụng tối đa diện tích, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, tạo không gian làm việc rộng rãi.
  • Bốn, phù hợp văn hóa công ty, thể hiện giá trị cốt lõi, tạo sự gắn kết và lòng trung thành của tập thể nhân viên. 
  • Năm, tăng tương tác giữa các phòng ban bằng cách thiết kế các văn phòng mở, tạo điều kiện cho việc giao tiếp, trao đổi thông tin.
  • Sáu, thân thiện với môi trường, tối đa ánh sáng tự nhiên, sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng.
  • Bảy, tối ưu ngân sách, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Diện tích phòng làm việc không chỉ là con số mà còn là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả công việc, sức khỏe và tinh thần của nhân viên. Do đó, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến tiêu chuẩn thiết kế văn phòng, đặc biệt là về yếu tố diện tích, để tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho sự sáng tạo, chuyên nghiệp và hiện đại.

>> Tìm hiểu thêm: 

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế
Gửi yêu cầu