Vận dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất sao cho đúng?

Nhân trắc học trong thiết kế nội thất là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, giúp tạo ra các không gian sống và làm việc tiện nghi, hiệu quả. Mỗi chi tiết nhỏ, từ chiều cao của ghế sofa, bàn làm việc cho đến khoảng cách giữa các đồ vật đều được tính toán kỹ lưỡng dựa trên những nguyên tắc khoa học. Đó chính là ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất, mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng.
Nội dung chính
- 1. Nhân trắc học là gì? Có những loại nào?
- 2. Tổng hợp các thông số nhân trắc học
- 3. Thông số nhân trắc học của người Việt
- 4. Nguyên tắc nhân trắc học cơ bản trong thiết kế nội thất
- 5. Ứng dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất
- 6. Lợi ích của việc ứng dụng nhân trắc học nội thất
- 7. Ứng dụng nhân trắc học trong đo đạc kích thước
- 8. Các câu hỏi thường gặp
1. Nhân trắc học là gì? Có những loại nào?
Nhân trắc học (Anthropometry) là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về kích thước, tỷ lệ và cấu trúc cơ thể con người. Mục đích là để áp dụng vào việc thiết kế sản phẩm và bố trí không gian sao cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của con người.
Trong thiết kế nội thất, nhân trắc học giúp xác định các yếu tố như: chiều cao của bàn, ghế, khoảng cách giữa các đồ vật, kích thước cửa ra vào,… Mỗi chi tiết thiết kế đều được cân nhắc sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian, vừa mang lại sự thoải mái và an toàn cho người sử dụng.

Hầu hết các sản phẩm dùng trong sinh hoạt, sản xuất hằng ngày đều có mối liên hệ nhất định với các hoạt động của cơ thể. Theo đó, có 2 loại số liệu nhân trắc học thường được vận dụng bao gồm:
- Nhân trắc tĩnh: Nhân trắc tĩnh nghiên cứu về các kích thước và tỷ lệ cơ thể con người trong trạng thái tĩnh, không có chuyển động (ví dụ như tư thế đứng, ngồi hoặc nằm). Những số liệu này rất quan trọng trong việc thiết kế các sản phẩm và không gian, đảm bảo sự phù hợp với kích thước cơ thể con người.
- Nhân trắc động: Nhân trắc động nghiên cứu về các yếu tố của cơ thể con người khi đang di chuyển hoặc thay đổi tư thế (ví dụ như đi lại, cử động tay chân,…). Số liệu này được ứng dụng để sản xuất các công cụ, thiết bị di động hay thiết kế không gian, đảm bảo người sử dụng có thể dễ dàng và an toàn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
2. Tổng hợp các thông số nhân trắc học
Các thông số nhân trắc học trong nội thất bao gồm các kích thước, tỷ lệ và cấu trúc của cơ thể, từ chiều cao, cân nặng đến các chỉ số như chiều dài tay, độ rộng vai,… Việc tổng hợp và phân tích chính xác các thông số này không chỉ giúp tối ưu hóa thiết kế của sản phẩm mà còn đảm bảo tạo ra các không gian sống và làm việc tiện nghi, an toàn.
Dưới đây là các thông số nhân trắc học được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế nội thất:
Thông số nhân trắc học |
Cách tính |
Ứng dụng |
Chiều cao cơ thể |
Đo từ đỉnh đầu đến gót chân trong tư thế đứng thẳng. |
Xác định chiều cao cửa ra vào, bàn làm việc, chiều dài giường ngủ. |
Chiều cao đứng với tay trên |
Đo từ mặt đất lên đến đỉnh ngón tay giữa khi đưa tay thẳng qua đầu. |
Xác định chiều cao của kệ tủ, giá sách, tủ bếp trên. |
Khoảng cách giữa hai vai |
Đo từ mỏm vai trái đến mỏm vai phải. |
Thiết kế ghế ngồi, tay vịn, thiết bị hỗ trợ công thái học. |
Cao khoảng mắt |
Đo từ mặt đất đến ngang tầm mắt (khi đứng thẳng). |
Vận dụng để bố trí kệ tủ, tranh ảnh, tủ tivi. |
Cao đến vai |
Đo từ mặt đất đến đỉnh vai khi đứng thẳng. |
Xác định chiều cao của tủ treo quần áo, giá sách. |
Cao đến ức |
Đo từ mặt đất đến phần xương ức (phần trên ngực). |
Xác định chiều cao của bàn làm việc, mặt bàn ăn, quầy bar. |
Cao đến rốn |
Đo từ mặt đất đến phần rốn khi đứng thẳng. |
Xác định chiều cao của bàn, ghế, lan can. |
Cao đến khớp gối |
Đo từ mặt đất đến đỉnh khớp gối khi đứng thẳng. |
Xác định chiều cao của ghế, gầm bàn. |
Cao ngồi tự nhiên |
Đo từ mặt ghế đến đỉnh đầu khi ngồi ở tư thế tự nhiên, thoải mái. |
Vận dụng để tính chiều cao của ghế ngồi, bàn làm việc. |
Cao ngồi đến hõm gáy |
Đo từ mặt ghế đến hõm gáy (phần hõm dưới cổ) khi ngồi thẳng lưng. |
Thiết kế tựa ghế, tựa đầu trong xe ô tô hoặc ghế văn phòng. |
Dày đùi |
Đo từ mặt ghế đến mặt trên của đùi khi ngồi. |
Xác định khoảng cách từ mặt ghế đến gầm bàn. |
Sải tay |
Đo từ đầu ngón tay này đến đầu ngón tay kia khi hai tay dang ngang vuông góc với cơ thể. |
Thiết kế không gian làm việc, xác định tầm tay với khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ. |
3. Thông số nhân trắc học của người Việt
Theo kết quả báo cáo từ cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 – 2020, chiều cao trung bình của người Việt là 168,1cm đối với nam giới và 156,2cm đối với nữ giới. Dựa vào đó có thể tính được các thông số nhân trắc học tiêu chuẩn của người Việt ở hai giới như sau:
Thông số nhân trắc học |
Nam |
Nữ |
Chiều cao đứng |
168 cm |
156 cm |
Chiều cao ngồi |
86 cm |
80 cm |
Chỉ số Skelie (%) = (chiều cao đứng – chiều cao ngồi) |
88 cm |
88 cm |
Cao đầu |
24 cm |
22 cm |
Dài đầu |
19 cm |
18 cm |
Rộng đầu |
15 cm |
14 cm |
Cao mỏm cùng vai |
130 cm |
122 cm |
Rộng vai |
37 cm |
34 cm |
Rộng ngực |
26 cm |
24 cm |
Rộng chậu |
26 cm |
25 cm |
Rộng mông |
30 cm |
29 cm |
Dài tay |
71 cm |
66 cm |
Dài chân |
86 cm |
79 cm |
Vòng đùi |
17 cm |
18 cm |
Chỉ số thân/đầu |
7 cm |
7 cm |
Chỉ số đầu |
82 cm |
78 cm |
4. Nguyên tắc nhân trắc học cơ bản trong thiết kế nội thất
Dưới đây là một vài nguyên tắc nhân trắc học cơ bản trong thiết kế nội thất:
- Sự phù hợp: Mọi thiết kế nội thất đều phải đảm bảo sự phù hợp với kích thước và tỷ lệ cơ thể con người. Điều này giúp người dùng cảm thấy thoải mái, đồng thời giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi sử dụng.
- Tính linh hoạt: Các sản phẩm nội thất cần được thiết kế sao cho dễ dàng điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Chẳng hạn, ghế văn phòng có thể điều chỉnh chiều cao hay độ nghiêng của lưng ghế, bàn làm việc có tính năng nâng hạ,…
- Tối ưu hóa không gian sử dụng: Thiết kế phải tận dụng tối đa diện tích mà vẫn đảm bảo sự thoải mái. Ví dụ, các đồ nội thất đa năng hoặc có thể gấp gọn giúp tiết kiệm không gian mà vẫn đáp ứng đầy đủ các chức năng cần thiết.
- Tính an toàn: Thiết kế nội thất phải đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng, tránh các góc sắc nhọn, bề mặt trơn trượt hay các yếu tố có thể gây chấn thương.

>> Xem ngay: 12 nguyên tắc thiết kế nội thất văn phòng không thể bỏ qua
5. Ứng dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất
Nhân trắc học không chỉ đơn thuần là đo đạc kích thước cơ thể mà còn là việc nghiên cứu về cách con người tương tác với môi trường xung quanh. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, nhân trắc học có thể được ứng dụng theo nhiều cách như sau:
5.1 Quy hoạch không gian
Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong quy hoạch không gian, giúp tối ưu hóa diện tích đồng thời đảm bảo sự thoải mái, an toàn cho người sử dụng. Các thông số này thường được áp dụng để xác định kích thước, chiều cao, khoảng cách giữa các đồ vật sao cho phù hợp với hoạt động của con người.
Ví dụ:
- Lối đi giữa các phòng cần đảm bảo có đủ chiều rộng để người sử dụng dễ dàng di chuyển mà không gặp trở ngại.
- Chiều cao của trần nhà nên được thiết kế sao cho không gây cảm giác chật hẹp.
5.2 Quy chuẩn kích thước nội thất
Dựa vào các thông số nhân trắc học trong nội thất, ta có thể thiết lập các quy chuẩn kích thước cho sản phẩm. Mục đích là để đảm bảo các sản phẩm nội thất có thiết kế phù hợp với tỷ lệ cơ thể và thói quen của người dùng, từ đó đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi sử dụng.

Một vài ứng dụng thực tiễn của nhân trắc học trong thiết kế nội thất như:
- Chiều cao bàn làm việc phù hợp với chiều cao trung bình của người dùng, đảm bảo tư thế ngồi thoải mái và tránh các vấn đề sức khỏe như đau lưng hoặc mỏi mắt.
- Chiều cao của kệ bếp hay khoảng cách giữa bồn rửa và bếp nấu phải đảm bảo phù hợp để người dùng dễ dàng thao tác.
5.3 Nhân trắc học về màu sắc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và hành vi của con người. Do đó, việc hiểu và áp dụng đúng nhân trắc học về màu sắc sẽ giúp tạo ra một không gian hài hòa và ấn tượng.
Ví dụ:
- Các gam màu ấm thường được sử dụng cho không gian cần sự gần gũi và ấm cúng.
- Màu sắc trung tính, nhẹ nhàng sẽ là lựa chọn phù hợp cho các không gian cần sự yên tĩnh và thư giãn.
- Các gam màu tương phản sẽ làm nổi bật không gian, kích thích sự sáng tạo.
>> Tham khảo ngay: Các Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế Nội Thất
6. Lợi ích của việc ứng dụng nhân trắc học nội thất
Nhân trắc học trong thiết kế nội thất đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, bởi nó không chỉ mang lại sự tiện nghi mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Một vài lợi ích quan trọng mà nhân trắc học có thể mang lại như:
6.1 Tối ưu hóa thiết kế nội thất và không gian
Nhân trắc học là cơ sở để xác định kích thước và bố trí nội thất sao cho phù hợp với vóc dáng và hành vi sử dụng của người dùng. Theo đó, mọi đồ vật từ ghế, bàn, tủ, kệ,… đều được tính toán dựa trên dữ liệu thực tế. Điều này giúp tận dụng tối đa diện tích, đặc biệt là với các không gian nhỏ mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiện ích của không gian.

6.2 Mang đến sự thoải mái và thư giãn
Các thông số nhân trắc học giúp xác định kích thước và tỷ lệ tiêu chuẩn của các món đồ nội thất. Từ đó mang lại sự tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng, đồng thời tối ưu hóa công năng của sản phẩm. Đây là một trong những lợi ích thiết thực nhất khi ứng dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất.
6.3 Cải thiện sức khỏe cho người dùng
Ứng dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất giúp giảm thiểu những vấn đề mà người dùng thường gặp như đau lưng, đau nhức xương khớp, mỏi cổ, mỏi mắt,… Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng đáp ứng được tiêu chí an toàn khi sử dụng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người dùng.
Việc sắp xếp không gian một cách khoa học cũng góp phần giảm thiểu các chấn thương hay rủi ro về an toàn. Đây chính là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi thiết kế các không gian sống và làm việc hiện đại.

6.4 Tăng cường hiệu suất làm việc
Một không gian làm việc được thiết kế dựa trên nhân trắc học không chỉ mang đến sự thoải mái mà còn giúp người dùng tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau như: thiết kế bàn ghế làm việc, bố trí không gian, sắp xếp vị trí của các vật dụng,…
7. Ứng dụng nhân trắc học trong đo đạc kích thước
Nhân trắc học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thiết kế nội thất phù hợp với không gian sống và làm việc. Dựa vào các thông số này, các nhà thiết kế có thể xác định được kích thước tiêu chuẩn của từng sản phẩm, cụ thể như sau:
7.1 Kích thước tiêu chuẩn sofa
Ghế sofa là món đồ nội thất không thể thiếu cho không gian phòng khách, giúp tăng thêm phần sang trọng và đẳng cấp cho không gian. Chính vì vậy, việc lựa chọn sofa với kích thước hợp lý sẽ là bước cực kỳ quan trọng. Dưới đây là kích thước sofa tiêu chuẩn tương ứng với từng loại:
- Kích thước tiêu chuẩn sofa văng: 220x85x90cm (Dài x Rộng x Sâu).
- Kích thước tiêu chuẩn sofa chữ L: 260x160x80cm (tương ứng cho 4 người ngồi).
- Kích thước tiêu chuẩn sofa U: 300x220x170x80x100cm (Dài x Dài x Dài x Rộng x Sâu).

7.2 Kích thước tiêu chuẩn bàn ăn
Hầu hết các loại bàn ăn thường có chiều cao tiêu chuẩn (tính từ mặt đất đến mặt bàn) là 75cm và khoảng cách từ mặt đất đến thành đáy bàn tối thiểu là 60cm. Điều này đảm bảo sự rộng rãi và thoải mái khi ngồi, tránh bị đụng đầu gối. Khoảng cách giữa các chỗ ngồi trên mặt bàn tối thiểu từ 68 – 75cm để tránh chạm tay vào nhau khi ăn.
Ngoài ra, kích thước tiêu chuẩn bàn ăn cũng có sự khác biệt theo hình dáng sản phẩm như sau:
- Bàn ăn hình tròn (dành cho 4 người): Đường kính là 90cm, đi kèm với ghế kích thước 55x60cm.
- Bàn ăn chữ nhật (dành cho 8 người): Kích thước là 80x190cm, đi kèm với ghế kích thước 45x45cm.
- Bàn ăn hình bầu dục: Kích thước là 140x120cm (dành cho 6 người) hoặc 140x180cm (dành cho 8 người).
7.3 Kích thước tiêu chuẩn giường ngủ
Chiều cao tổng thể của giường ngủ được tính bằng tổng chiều cao của chân giường, cạnh giường và độ dày của nệm. Theo đó, chiều cao tiêu chuẩn của giường thường ở mức 45cm để người ngồi trên giường có thể đặt chân xuống sàn một cách tự nhiên và dễ dàng đứng lên hoặc ngồi xuống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi hoặc những người gặp khó khăn về vận động.
- Kích thước giường đơn: 200 x 120cm (Dài x Rộng).
- Kích thước giường đôi: 200 x 180cm (Dài x Rộng).
- Kích thước giường trẻ em: 180 x 120cm (Dài x Rộng).

7.4 Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp
Thông thường các mẫu tủ bếp có kích thước tiêu chuẩn như sau: chiều cao từ 80 – 90cm, chiều sâu khoảng 60cm, còn chiều dài sẽ tùy thuộc vào diện tích bếp (thường từ 2m trở lên).
Tủ bếp trên cũng được thiết kế với các thông số kích thước tiêu chuẩn dựa trên nhân trắc học như sau:
- Chiều cao từ 45cm – 75cm;
- Chiều sâu từ 30cm – 35cm;
- Chiều rộng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng.
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới thường là 60cm, được thiết kế tương ứng với chiều cao trung bình của người Việt Nam.
7.5 Một vài kích thước nội thất khác
Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn của một vài món đồ nội thất khác mà bạn có thể tham khảo:
- Kích thước bàn làm việc: 120x60x75cm.
- Kích thước ghế văn phòng: 50x50x45cm.
- Kích thước kệ tivi: 50x60x180cm.
- Kích thước giá sách: 35x180x250cm.
- Kích thước bồn tắm nằm: 75x170cm.
- Kích thước tủ giày: 120x60x35cm.
- Kích thước bàn trà: 120x60x45cm.

>> Xem thêm: Tổng hợp kích thước bàn làm việc văn phòng tiêu chuẩn
8. Các câu hỏi thường gặp
1. Nhân trắc học khác gì so với công thái học trong thiết kế nội thất
Nhân trắc học và công thái học đều là những lĩnh vực khoa học được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này có sự khác biệt rõ ràng về phạm vi và mục tiêu, cụ thể như sau:
- Nhân trắc học: Tập trung vào việc thu thập và phân tích các số liệu về kích thước, tỷ lệ của cơ thể con người (chiều cao, chiều dài tay, rộng vai,…). Mục tiêu là để thiết kế ra những sản phẩm và không gian phù hợp với vóc dáng trung bình của một nhóm người dùng.
- Công thái học: Không chỉ quan tâm đến kích thước cơ thể mà còn nghiên cứu cách con người tương tác với môi trường xung quanh, bao gồm tư thế làm việc, chuyển động,… Mục tiêu của công thái học là giảm thiểu chấn thương, mệt mỏi và tối ưu hóa hiệu suất công việc.
2. Thông số nhân trắc học có thay đổi theo thời gian không?
Các thông số nhân trắc học không cố định mà hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Những thay đổi này thường được tác động bởi các yếu tố như: yếu tố di truyền, sự phát triển qua các thế hệ, ảnh hưởng của môi trường sống, dinh dưỡng, y tế,… Do đó, chúng cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo phù hợp với người dùng hiện tại và trong tương lai.
3. Có phần mềm nào hỗ trợ ứng dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất không?
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm thiết kế nội thất, giúp các nhà thiết kế tạo ra không gian và sản phẩm tối ưu dựa trên dữ liệu nhân trắc học. Trong đó phải kể đến các phần mềm nổi bật như: AutoCAD, SketchUp, CATIA, Rhino Grasshopper,…
Nhân trắc học trong thiết kế nội thất không chỉ đơn thuần là một công cụ hỗ trợ mà còn là yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa không gian sống và làm việc. Trong bối cảnh xã hội ngày càng quan tâm đến sự tiện nghi và chất lượng cuộc sống, nhân trắc học sẽ tiếp tục là nền tảng quan trọng giúp định hình các xu hướng thiết kế nội thất hiện đại.

Nhà biên tập và quản lý nội dung tại Maison Interior
Với hơn 06 năm kinh nghiệm tư vấn, biên tập nội dung trong lĩnh vực thiết kế nội thất, mang đến góc nhìn chuyên sâu, cung cấp thông tin giá trị, cập nhật xu hướng và đề xuất giải pháp tối ưu cho khách hàng.
Mẫu thiết kế theo khu vực trong văn phòng
Khám phá danh sách các mẫu thiết kế đẹp được tổng hợp bởi Maison Interior