50+ mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp, sang trọng, hiện đại

trần thạch cao

Trần thạch cao văn phòng là giải pháp thiết kế cho văn phòng hiện đại, không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian mà còn giúp tối ưu hóa công năng sử dụng. Với sự phát triển của công nghệ và các xu hướng thiết kế mới, các mẫu trần thạch cao văn phòng cũng ngày càng trở nên đa dạng và sáng tạo. Điều này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn trong việc tạo ra không gian làm việc đẹp mắt, chuyên nghiệp và hiệu quả. 

1. Trần thạch cao văn phòng là gì?

Trần thạch cao văn phòng là hệ trần được làm từ các tấm thạch cao và cố định chắc chắn trên một khung xương liên kết với kết cấu trần công trình. Giải pháp này thường được áp dụng để che phủ trần nhà gốc, các hệ thống kỹ thuật như dây điện, ống nước, điều hòa không khí hoặc nhằm tăng tính thẩm mỹ cho không gian. 

Trần thạch cao văn phòng là gì?
Trần thạch cao văn phòng là gì?

Trần thạch cao không chỉ có bề mặt phẳng, mịn và tính thẩm mỹ cao mà còn sở hữu nhiều tính năng vượt trội như khả năng cách âm, tiêu âm, cách nhiệt, chống cháy,… Đây được xem là giải pháp lý tưởng trong thiết kế nội thất văn phòng hiện đại, đáp ứng cả về mặt thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng.

2. Phân loại trần thạch cao văn phòng

Để chọn được mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp mắt và phù hợp với không gian làm việc, việc tìm hiểu về các phân loại sản phẩm sẽ là điều cần thiết. Hiện nay, trần thạch cao được chia làm 02 loại chính, bao gồm: trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả. 

2.1 Trần thạch cao nổi (trần thả)

Trần thạch cao nổi (hay còn gọi là trần thả) là loại trần có tấm thạch cao được đặt trên khung xương nổi, để lộ một phần khung xương ra ngoài và tạo thành các ô vuông đều nhau. Trong đó, khung xương nổi thường được làm từ nhôm hoặc thép mạ kẽm, kết hợp với các tấm thạch cao. Kích thước phổ biến thường thấy 60x60cm hoặc 60x120cm cho từng ô.

Mẫu trần thạch cao nổi với hệ khung xương chắc chắn
Mẫu trần thạch cao nổi với hệ khung xương chắc chắn

Ưu điểm của trần thạch cao nổi: 

  • Dễ dàng lắp đặt và bảo trì: Các tấm thạch cao có thể dễ dàng tháo rời, thuận tiện khi cần sửa chữa hoặc kiểm tra hệ thống dây điện, hệ thống điều hòa, thông gió,… 
  • Chi phí thấp: Hệ trần này có giá thành lắp đặt và vật liệu rẻ hơn so với trần chìm, phù hợp với các văn phòng có ngân sách hạn chế.
  • Tính linh hoạt cao: Có thể thay mới hoặc sửa chữa từng tấm một mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ trần.
  • Ứng dụng rộng rãi: Thích hợp cho nhiều không gian như văn phòng làm việc, phòng họp, phòng ăn,… 
  • Thi công nhanh chóng: Nhờ cấu tạo đơn giản và thiết kế linh hoạt, quá trình lắp đặt loại trần này thường diễn ra khá nhanh, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu gián đoạn trong hoạt động văn phòng.

Nhược điểm của trần thạch cao nổi: 

  • Hạn chế về thẩm mỹ: Do khung xương lộ rõ ra ngoài nên thiết kế trần thả sẽ không đảm bảo tính liền mạch và sang trọng như trần chìm.
  • Ít đa dạng về mẫu mã: Các mẫu trần nổi thường có ít lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng. 

Trần thả được xem là giải pháp thiết kế phù hợp cho các văn phòng có diện tích lớn, yêu cầu bảo trì hệ thống kỹ thuật thường xuyên. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng thường được áp dụng cho các không gian ít yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như phòng lưu trữ, hành lang, nhà ăn,… 

2.2 Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có hệ thống khung xương được ẩn hoàn toàn bên trong lớp thạch cao, tạo nên bề mặt phẳng mịn và liền mạch, mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian. Đây được xem là lựa chọn phổ biến trong các thiết kế văn phòng hiện đại và sang trọng. 

Trần thạch cao chìm cho phép linh hoạt thiết kế văn phòng theo nhiều phong cách khác nhau. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn một trong các giải pháp thiết kế dưới đây:

  • Trần phẳng: Mang phong cách đơn giản, tinh tế, phù hợp với các văn phòng ưu tiên sự tối giản và hiện đại. Việc sử dụng trần phẳng giúp tạo cảm giác không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn, đặc biệt là với các văn phòng có diện tích nhỏ.
  • Trần giật cấp: Nổi bật với các đường nét sắc sảo và hình khối độc đáo, trần giật cấp sẽ là lựa chọn lý tưởng để tạo điểm nhấn cho không gian. Khi kết hợp với đèn LED âm trần hoặc hệ thống chiếu sáng đa màu sắc, hệ trần này sẽ mang lại vẻ đẹp sang trọng và ấn tượng cho văn phòng làm việc.
Trần thạch cao chìm mang đến vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho không gian
Trần thạch cao chìm mang đến vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho không gian

Ưu điểm của trần thạch cao chìm: 

  • Tính thẩm mỹ cao: Trần thạch cao chìm được thiết kế liền mạch, mịn phẳng, không có khung xương lộ ra ngoài. Điều này mang đến cho không gian vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và hiện đại. 
  • Cách âm, cách nhiệt tốt: Với cấu trúc đặc biệt, trần thạch cao chìm sở hữu các tính năng nổi bật như cách âm, cách nhiệt tốt, giúp tạo môi trường làm việc yên tĩnh và thoải mái.
  • Độ bền cao: Trần thạch cao chìm là giải pháp có độ bền cao và tuổi thọ kéo dài nếu được thi công đúng cách, thường ít bị cong vênh hay hư hỏng so với trần nổi. 
Trần thạch cao chìm có thiết kế liền mạch và tính thẩm mỹ cao
Trần thạch cao chìm có thiết kế liền mạch và tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm của trần thạch cao chìm:

  • Thi công phức tạp: Quá trình thi công trần chìm đòi hỏi sự chi tiết và tỉ mỉ, từ việc lắp đặt khung xương cho đến hoàn thiện bề mặt. Do đó, thời gian thi công sẽ lâu hơn so với các loại trần khác. 
  • Khó bảo trì: Vì hệ thống khung xương và các thiết bị kỹ thuật được giấu kín bên trong nên khi cần sửa chữa hoặc thay thế thì sẽ khá bất tiện, yêu cầu phải tháo dỡ toàn bộ hệ trần. 
  • Chi phí cao hơn: Trần thạch cao chìm thường có chi phí lắp đặt cao hơn so với các loại trần khác, do yêu cầu kỹ thuật cao trong thi công và sử dụng vật liệu chất lượng. 

Ngoài kiểu dáng thiết kế, trần thạch cao văn phòng cũng có thể được phân loại dựa theo tính năng của sản phẩm, bao gồm các loại: trần thạch cao cách âm, trần thạch cao cách nhiệt, trần thạch cao chống cháy,… 

3. Văn phòng nên làm trần thạch cao loại nào? 

Trần thạch cao là một trong những giải pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Tuy nhiên, để chọn được mẫu trần thạch cao văn phòng phù hợp thì doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. 

  • Đối với các doanh nghiệp đề cao tính thẩm mỹ và sáng tạo, các mẫu trần chìm sẽ là lựa chọn lý tưởng, giúp mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và tạo điểm nhấn cho không gian.
  • Đối với các doanh nghiệp có ngân sách hạn chế hoặc yêu cầu tính linh hoạt cao, các mẫu trần thả sẽ là lựa chọn phù hợp. Loại trần này có chi phí thi công thấp, dễ dàng lắp đặt và bảo trì, đồng thời dễ dàng thay đổi thiết kế mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Lựa chọn mẫu trần thạch cao văn phòng theo nhu cầu doanh nghiệp
Lựa chọn mẫu trần thạch cao văn phòng theo nhu cầu doanh nghiệp

Trước đây, khi giải pháp trần thạch cao còn chưa phổ biến tại Việt Nam, các doanh nghiệp hầu như chỉ sử dụng trần nổi trong thiết kế văn phòng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các mẫu trần chìm thạch cao lại được ưa chuộng hơn cả nhờ vào tính thẩm mỹ và sáng tạo, phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế hiện đại. 

4. Những mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp hiện đại, ấn tượng

Các mẫu trần thạch cao ngày càng trở nên đa dạng và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và công năng cho mọi loại hình văn phòng. Hãy cùng Maison Interior khám phá những mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp và ấn tượng, giúp doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp. 

4.1 Mẫu trần thạch cao cho sảnh lễ tân và tiếp khách

Sảnh lễ tân và khu vực tiếp khách là những không gian quan trọng, giúp tạo ấn tượng đầu tiên với đối tác, khách hàng và nhân viên. Chính vì vậy, thiết kế trần thạch cao cho những khu vực này cần đặc biệt chú trọng vào tính thẩm mỹ và sự sang trọng. 

Thiết kế trần thạch cao cho khu vực lễ tân
Thiết kế trần thạch cao cho khu vực lễ tân

Một trong những lựa chọn lý tưởng cho khu vực này là mẫu trần thạch cao chìm với các đường nét uốn lượn tinh tế, kết hợp với đèn LED âm trần để tạo hiệu ứng ánh sáng mềm mại. Bên cạnh đó, có thể tạo điểm nhấn với các họa tiết trang trí như hình vòm, hoa văn đối xứng hoặc thiết kế hình học độc đáo,… Song cũng cần lưu ý, thiết kế trần văn phòng không nên quá cầu kỳ, tránh tạo cảm giác rối mắt và làm mất đi tính hiện đại. 

Mẫu trần thạch cao đẹp ấn tượng và sang trọng
Mẫu trần thạch cao đẹp ấn tượng và sang trọng
Trần thạch cao kết hợp với đèn LED ánh sáng dịu nhẹ
Trần thạch cao kết hợp với đèn LED ánh sáng dịu nhẹ

4.2 Thiết kế trần thạch cao cho phòng họp

Phòng họp là không gian diễn ra các cuộc họp, thảo luận và ra quyết định quan trọng. Chính vì vậy, thiết kế trần thạch cao cho phòng họp không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải phù hợp với yêu cầu công năng, giúp tăng cường sự tập trung cho công việc. 

Lựa chọn trần thạch cao cho không gian phòng họp
Lựa chọn trần thạch cao cho không gian phòng họp

Việc áp dụng giải pháp thiết kế trần thạch cao cũng giúp giảm bớt sự khô khan, cứng nhắc của khu vực phòng họp. Theo đó, thiết kế phòng họp vẫn đảm bảo được sự chuyên nghiệp, hiện đại, song cũng một phần giảm bớt những áp lực, căng thẳng cho các buổi thảo luận. Ngoài ra, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng các loại trần thạch cao có khả năng cách âm, tiêu âm tốt để tăng tính riêng tư và bảo mật, tránh để thông tin quan trọng bị rò rỉ ra bên ngoài. 

Mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp sang trọng, chuyên nghiệp
Mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp sang trọng, chuyên nghiệp
Giải pháp trần thạch cao cách âm cho khu vực phòng họp
Giải pháp trần thạch cao cách âm cho khu vực phòng họp

4.3 Mẫu thiết kế trần thạch cao cho phòng giám đốc

Văn phòng dành cho giám đốc hay các cấp lãnh đạo cần đáp ứng các tiêu chí về sự sang trọng, chuyên nghiệp và riêng tư. Bởi đây không chỉ là nơi làm việc quan trọng mà còn là không gian diễn ra các cuộc họp, trao đổi hay gặp gỡ khách hàng. Dưới đây là một vài gợi ý thiết kế trần thạch cao cho văn phòng giám đốc đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng:

  • Thiết kế trần giật cấp hiện đại kết hợp với đèn LED âm trần, mang lại cảm giác thoải mái và ấm cúng.
  • Trần thạch cao phẳng tinh tế, hướng đến sự tối giản nhưng không kém phần sang trọng. 
  • Trần thạch cao phối họa tiết hoặc hình khối độc đáo, giúp không gian thêm phần đẳng cấp.
  • Trần thạch cao kết hợp với các chi tiết trang trí bằng gỗ hoặc kim loại. 
Gợi ý mẫu trần thạch cao cho văn phòng giám đốc
Gợi ý mẫu trần thạch cao cho văn phòng giám đốc
Thiết kế trần văn phòng đẹp mắt, thẩm mỹ cao
Thiết kế trần văn phòng đẹp mắt, thẩm mỹ cao

4.4 Mẫu trần thạch cao cho không gian làm việc

Mẫu trần thạch cao cho không gian làm việc thường được thiết kế hiện đại, tối giản nhằm tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và tập trung. 

  • Nếu doanh nghiệp yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và sáng tạo, các mẫu trần chìm sẽ là lựa chọn lý tưởng giúp kiến tạo không gian. 
  • Nếu doanh nghiệp tập trung các yếu tố chi phí và tính thuận tiện trong quá trình sửa chữa, bảo trì, thiết kế trần thả sẽ là lựa chọn tối ưu. 
  • Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu một không gian làm việc yên tĩnh và tập trung thì nên cân nhắc các mẫu trần thạch cao cách âm. 
Mẫu trần thạch cao văn phòng hướng đến sự tối giản
Mẫu trần thạch cao văn phòng hướng đến sự tối giản
Thiết kế trần thạch cao cho không gian làm việc hiện đại
Thiết kế trần thạch cao cho không gian làm việc hiện đại
Gợi ý mẫu trần chìm cho văn phòng sang trọng, đẳng cấp
Gợi ý mẫu trần chìm cho văn phòng sang trọng, đẳng cấp

4.5 Trần thạch cao văn phòng đẹp cho khu vực Pantry

Khu vực Pantry văn phòng là không gian được thiết kế dành riêng cho nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc dùng bữa. Chính vì vậy, thiết kế khu vực này thường hướng đến sự thoải mái, dễ chịu và thư giãn, giúp nhân viên nạp lại năng lượng sau nhiều giờ làm việc. Để đáp ứng được yêu cầu này, các mẫu trần thạch cao thả hoặc trần phẳng sẽ là lựa chọn tối ưu.

>Xem thêm: Pantry là gì? Đặc điểm và lợi ích nổi bật của pantry văn phòng

Thiết kế trần thạch cao đơn giản cho khu vực Pantry
Thiết kế trần thạch cao đơn giản cho khu vực Pantry
Mẫu trần thạch cao thả giúp tiết kiệm chi phí
Mẫu trần thạch cao thả giúp tiết kiệm chi phí

5. Ưu – nhược điểm khi làm trần thạch cao văn phòng

Việc đầu tư vào thiết kế không gian văn phòng là điều mà mọi doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Và để chọn được loại trần thạch cao phù hợp cho văn phòng, doanh nghiệp trước hết sẽ cần nắm rõ ưu điểm, nhược điểm của giải pháp vật liệu này. 

5.1 Ưu điểm

Trần thạch cao văn phòng được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao: Trần thạch cao văn phòng ngày càng được phát triển đa dạng với nhiều kiểu dáng và màu sắc, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của mọi doanh nghiệp hiện nay. 
  • Dễ thi công và bảo trì: Trần thạch cao dễ dàng lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết. Quá trình thi công cũng diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian so với việc xây mới. 
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt: Thạch cao là loại vật liệu có đặc tính cách âm, cách nhiệt và chống nóng hiệu quả. Do đó, việc đưa trần thạch cao vào sử dụng có thể giúp tạo ra một không gian làm việc thoáng đãng, dễ chịu và yên tĩnh. 
  • Tính linh hoạt: Với kết cấu đặc biệt, trần thạch cao có thể dễ dàng kết hợp với các hệ thống chiếu sáng, thông gió hoặc các thiết bị điện khác, giúp tạo nên một không gian làm việc tiện nghi. 
Ưu - nhược điểm của trần thạch cao văn phòng
Ưu – nhược điểm của trần thạch cao văn phòng

5.2 Nhược điểm

Trong thực tế, ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên, trần thạch cao văn phòng cũng còn tồn tại một vài hạn chế nhất định như sau: 

  • Chống ẩm kém: Trần thạch cao có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao, dẫn đến tình trạng cong vênh hoặc hư hỏng. Điều này thường xảy ra ở các khu vực có độ ẩm cao như nhà vệ sinh hoặc khu vực gần cửa sổ mở.
  • Khả năng chịu tải thấp: Do kết cấu nhẹ và rỗng bên trong, trần thạch cao không thích hợp để treo các vật nặng hoặc các thiết bị điện tử lớn.
  • Dễ bám bẩn: Bề mặt của trần thạch cao dễ bị bám bụi, đặc biệt là trong môi trường văn phòng có nhiều thiết bị điện tử. Nếu không được bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách thì rất dễ bị ố vàng hoặc phai màu, gây mất thẩm mỹ. 

6. Một vài lưu ý khi thiết kế trần thạch cao cho văn phòng làm việc

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc thiết kế trần thạch cao văn phòng, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý một vài vấn đề sau đây: 

  • Lựa chọn loại vật liệu có độ bền cao, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt để đảm bảo chất lượng sử dụng lâu dài.
  • Đối với các khu vực có độ ẩm cao thì nên cân nhắc sử dụng trần thạch cao chống ẩm để tránh hư hại và đảm bảo độ bền công trình.
  • Trần thạch cao cần được thiết kế sao cho đồng nhất với phong cách tổng thể của văn phòng.
Thiết kế trần văn phòng đồng nhất với phong cách tổng thể
Thiết kế trần văn phòng đồng nhất với phong cách tổng thể
  • Cần tính toán kỹ lưỡng để bố trí hệ thống điện, thông gió và các thiết bị điện tử trước khi lắp đặt trần thạch cao văn phòng. 
  • Có kế hoạch bảo trì, vệ sinh định kỳ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hệ trần văn phòng. 

Trần thạch cao văn phòng là một giải pháp thiết kế hiệu quả, mang lại sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và thi công cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và phù hợp với nhu cầu sử dụng của văn phòng.

Nhà biên tập và quản lý nội dung tại Maison Interior

Với hơn 06 năm kinh nghiệm tư vấn, biên tập nội dung trong lĩnh vực thiết kế nội thất, mang đến góc nhìn chuyên sâu, cung cấp thông tin giá trị, cập nhật xu hướng và đề xuất giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Các bài viết liên quan

Tất cả những gì bạn cần biết để tạo nên một văn phòng chuyên nghiệp và sáng tạo

Tổng hợp kích thước bàn làm việc văn phòng tiêu chuẩn
Kiến thức

Tổng hợp kích thước bàn làm việc văn phòng tiêu chuẩn

Đọc tiếp

set up bàn làm việc
Kiến thức

10 Cách Setup Bàn Làm Việc Tối Giản, Đẹp và Khoa Học

Đọc tiếp

Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn xây dựng chuẩn nhất
Kiến thức

Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn xây dựng chuẩn nhất

Đọc tiếp

GFA NFA NSA trong xây dựng
Kiến thức

GFA là gì? Ý nghĩa và cách tính GFA, NFA, NSA trong xây dựng

Đọc tiếp

Hot-desking là gì? Đặc điểm và lợi ích của chỗ ngồi linh hoạt
Kiến thức

Hot-desking là gì? Đặc điểm và lợi ích của chỗ ngồi linh hoạt

Đọc tiếp

Eoffice là gì?
Kiến thức

Eoffice là gì? Lợi ích của mô hình văn phòng điện tử E-office

Đọc tiếp

satellite office
Kiến thức

Satellite Office là gì? Ưu điểm của mô hình văn phòng vệ tinh

Đọc tiếp

Văn phòng đóng là gì
Kiến thức

Văn phòng đóng là gì? Có gì khác biệt với văn phòng mở?

Đọc tiếp

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế thi công nội thất văn phòng

Hãy điền thông tin liên hệ để được tư vấn và báo giá

1. Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2. Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3. Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4. Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế

Hotline: 0983.96.2294 Gửi yêu cầu tư vấn
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo