20+ Mẫu nhà Shophouse đẹp hiện đại, xu hướng năm 2025

preview

Với thiết kế đa chức năng, các mẫu nhà shophouse không chỉ mang lại không gian sống tiện nghi cho gia chủ mà còn là cơ hội đầu tư đầy tiềm năng. Từ những khu đô thị sầm uất đến các vùng phát triển mới, mô hình shophouse luôn là lựa chọn ưu tiên nhờ hội tụ đủ các ưu thế về vị trí, tiện ích và tiềm năng khai thác dài hạn. 

  1. Thiết kế nội thất shophouse là gì?

Shophouse là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và không gian kinh doanh, thường nằm ở các khu đô thị, khu dân cư hoặc dọc theo các trục đường sầm uất. Khu vực tầng trệt của shophouse thường được bố trí cho mục đích kinh doanh hoặc thương mại, trong khi các tầng trên được sử dụng làm không gian sinh hoạt của gia chủ. 

Thiết kế nội thất shophouse là gì?
Thiết kế nội thất shophouse là gì?

Thiết kế nội thất shophouse là quá trình sắp xếp và trang trí không gian bên trong nhằm tối ưu hóa chức năng kép của mô hình này. Trong đó bao gồm tối ưu hóa chức năng kinh doanh, đồng thời tạo ra một không gian sinh hoạt tiện nghi, hiện đại. 

  1. Đặc trưng trong thiết kế của các mẫu nhà Shophouse

Các mẫu thiết kế shophouse không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo mà còn tối ưu hóa công năng và tận dụng hiệu quả diện tích xây dựng. Để đáp ứng cả nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt, thiết kế nội thất shophouse thường mang những đặc trưng cơ bản như sau: 

2.1 Thiết kế thông tầng

Một trong những đặc điểm quan trọng của các mẫu nhà shophouse là thiết kế thông tầng, phân chia rõ ràng giữa khu vực kinh doanh và không gian sống. Tầng trệt thường có trần cao, không gian mở, phù hợp cho các hoạt động thương mại. Trong khi đó các tầng trên là nơi sinh hoạt riêng tư, đảm bảo sự yên tĩnh và thoải mái cho gia đình. 

Thiết kế thông tầng không chỉ giúp kết nối không gian giữa các tầng mà còn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên và khả năng thông gió. Từ đó mang đến không gian sống thoáng đãng, thoải mái, phù hợp với xu hướng kiến trúc hiện nay.

Nhà shophouse thường có thiết kế thông tầng
Nhà shophouse thường có thiết kế thông tầng

2.2 Đa công năng sử dụng

Shophouse được đánh giá cao nhờ khả năng sử dụng linh hoạt của không gian, vừa phục vụ cho mục đích kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Với ưu thế về vị trí, các mẫu nhà shophouse có thể được tận dụng để thiết kế đa dạng các loại hình, từ văn phòng, studio cho đến cửa hàng kinh doanh, spa,... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc tận dụng tối đa giá trị kinh tế của loại hình bất động sản này.

2.3 Vị trí đắc địa, ngay các mặt tiền

Shophouse thường nằm tại các vị trí “vàng” trong khu đô thị như mặt tiền các tuyến đường lớn, gần trung tâm thương mại hoặc khu dân cư đông đúc.  Điều này không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mà còn đảm bảo giá trị tài sản được duy trì và tăng trưởng theo thời gian.

Shophouse có vị trí “vàng” trong các khu đô thị hiện đại
Shophouse có vị trí “vàng” trong các khu đô thị hiện đại

2.4 Số lượng hạn chế, có giá trị cao

Shophouse thường được xây dựng ở những khu vực trung tâm, do đó không gian để phát triển loại hình này là rất có hạn. Điều này khiến shophouse trở thành tài sản “khan hiếm” và có giá trị cao trên thị trường bất động sản. Trong thực tế, giá trị của shophouse thường tăng theo thời gian, đặc biệt là khi khu vực xung quanh có sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và dân cư. 

Với số lượng giới hạn và tiềm năng sinh lời lớn, shophouse luôn được coi là một kênh đầu tư hấp dẫn và bền vững đối với nhiều nhà đầu tư. 

  1. Các phong cách thiết kế nhà Shophouse đẹp ấn tượng và thịnh hành nhất

Các phong cách thiết kế nhà shophouse ngày càng đa dạng, từ những thiết kế hiện đại, tối giản cho đến phong cách cổ điển sang trọng. Mỗi phong cách đều mang đến một vẻ đẹp riêng, kết hợp hài hòa giữa yếu tố thẩm mỹ và công năng. 

3.1 Mẫu thiết kế nhà Shophouse phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại đặc trưng với sự tối giản, tinh tế và tính linh hoạt trong cách bố trí không gian. Theo đó, khu vực tầng trệt thường có không gian rộng rãi để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, được thiết kế mở với cửa kính lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên. Các tầng trên được bố trí hợp lý với không gian riêng tư và các khu vực sinh hoạt chung. 

Gợi ý mẫu nhà shophouse đẹp theo phong cách hiện đại
Gợi ý mẫu nhà shophouse đẹp theo phong cách hiện đại 

Nội thất thường được thiết kế với các gam màu trung tính, tập trung vào các chất liệu cao cấp như: kính, gỗ, thép không gỉ,... Không gian cũng được bố trí mở linh hoạt, tạo cảm giác thoáng đãng, hiện đại đồng thời dễ dàng thay đổi công năng sử dụng theo nhu cầu.

>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất văn phòng hiện đại 

3.2 Thiết kế nội thất Shophouse cổ điển

Các mẫu thiết kế nhà shophouse cổ điển mang đậm nét sang trọng, tinh tế với sự chú trọng đến từng chi tiết. Đặc trưng của phong cách thiết kế này bao gồm:

  • Sử dụng các chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch, kim loại mạ vàng,...
  • Không gian được thiết kế nổi bật với nhiều yếu tố kiến trúc như: hoa văn trang trí, phào chỉ, cột trụ, mái vòm,...
  • Màu chủ đạo thường là các tông màu ấm như kem, vàng hoặc nâu. Kết hợp với đó là các màu tạo điểm nhấn như đỏ hoặc xanh ngọc.
  • Hệ thống ánh sáng với đèn chùm pha lê hoặc đồng cổ điển là điểm nhấn quan trọng, góp phần tạo nên một không gian sang trọng và đẳng cấp. 
Đặc trưng thiết kế nhà shophouse phong cách cổ điển
Đặc trưng thiết kế nhà shophouse phong cách cổ điển

3.3 Mẫu nhà Shophouse phong cách tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp sang trọng của kiến trúc cổ điển với sự tinh tế, hiện đại của lối thiết kế đương đại. Các mẫu nhà shophouse đẹp theo phong cách tân cổ điển thường mang những đặc trưng nổi bật như:

  • Các chi tiết như cột trụ, mái vòm, phào chỉ đều được thiết kế tinh xảo nhưng tiết chế để không quá cầu kỳ. 
  • Sử dụng màu sắc trung tính như trắng, kem hoặc xám nhạt để mang lại vẻ thanh lịch, trang nhã cho không gian.
  • Kết hợp giữa gam màu nhẹ nhàng và các điểm nhấn màu tối, tạo nên vẻ đẹp vừa đẳng cấp vừa hiện đại.
  • Nội thất bên trong chú trọng đến sự cân đối và bố trí hợp lý, thường được làm từ các vật liệu cao cấp như gỗ, đá, và kim loại.

Mẫu nhà shophouse tân cổ điển không chỉ phù hợp cho các khu vực kinh doanh cao cấp mà còn tạo không gian sống lý tưởng và khẳng định gu thẩm mỹ của gia chủ.

Mẫu thiết kế nội thất shophouse tân cổ điển
Mẫu thiết kế nội thất shophouse tân cổ điển

3.4 Mẫu thiết kế Shophouse phong cách tối giản

Phong cách tối giản (Minimalist) tập trung vào sự tinh gọn và tính ứng dụng cao, phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay. Lối thiết kế này thường loại bỏ các chi tiết phức tạp để mang đến không gian thoáng đãng, gọn gàng song vẫn giữ được sự tinh tế và ấn tượng.

Nội thất thường được thiết kế đơn giản với các đường nét thẳng và vuông vắn, kết hợp với đó là màu sắc thiết kế trung tính, nhẹ nhàng. Đặc biệt, các thiết kế cửa sổ lớn hay giếng trời cũng được ưu tiên để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho không gian. 

Không gian shophouse tối giản, tinh tế với màu sắc nhẹ nhàng
Không gian shophouse tối giản, tinh tế với màu sắc nhẹ nhàng

>> Tham khảo: Phong cách Tối giản (Minimalism) trong thiết kế văn phòng 

3.5 Thiết kế nội thất Shophouse phong cách Scandinavian

Một trong những phong cách thiết kế nội thất shophouse được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay phải kể đến Scandinavian. Phong cách Scandinavian này nổi bật với vẻ đẹp mộc mạc, ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên, vừa tạo không gian sống thoải mái, vừa đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh. 

Màu sắc chủ đạo trong phong cách Scandinavian thường là trắng, xám, be hoặc các tông màu pastel nhẹ nhàng. Kết hợp với đó là nội thất được làm từ các chất liệu tự nhiên như gỗ sáng màu, vải lanh, len, da,... làm nổi bật phong cách đơn giản và gần gũi.

Phong cách Scandinavian ấm áp, gần gũi với thiên nhiên
Phong cách Scandinavian ấm áp, gần gũi với thiên nhiên

  1. 20+ Mẫu nhà Shophouse đẹp, hiện đại và đa năng  

Tham khảo 20+ mẫu nhà shophouse đẹp, được thiết kế theo phong cách đa dạng từ hiện đại đến tối giản, phù hợp với nhu cầu của nhiều gia đình và nhà đầu tư. 

Bố trí không gian shophouse độc đáo
Bố trí không gian shophouse độc đáo
Mang cây xanh vào không gian shophouse hiện đại
Mang cây xanh vào không gian shophouse hiện đại
Mẫu nhà shophouse đẹp theo phong cách tân cổ điển
Mẫu nhà shophouse đẹp theo phong cách tân cổ điển
Sử dụng chất liệu gỗ bền bỉ trong thiết kế nhà shophouse
Sử dụng chất liệu gỗ bền bỉ trong thiết kế nhà shophouse
Thiết kế thông tầng giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời
Thiết kế thông tầng giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời
Thiết kế nội thất shophouse cổ điển, sang trọng
Thiết kế nội thất shophouse cổ điển, sang trọng
Ứng dụng nội thất đa chức năng cho không gian
Ứng dụng nội thất đa chức năng cho không gian
Thiết kế shophouse với các gam màu trung tính, trang nhã
Thiết kế shophouse với các gam màu trung tính, trang nhã
Không gian shophouse với tone màu xám chủ đạo
Không gian shophouse với tone màu xám chủ đạo

  1. Quy trình thiết kế nhà shophouse chuyên nghiệp 

Thiết kế nội thất shophouse là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chú trọng đến từng chi tiết, đảm bảo không chỉ mang đến không gian sống tiện nghi mà còn tối ưu tiềm năng sinh lời kinh doanh. Quy trình các bước cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Kiến trúc sư và kỹ sư tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và tiến hành khảo sát hiện trạng mặt bằng để lên phương án thiết kế phù hợp.
  • Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng và duyệt phương án thiết kế nội thất sơ bộ. Đảm bảo có sự thống nhất rõ ràng về phương án thiết kế giữa đơn vị dịch vụ và khách hàng. 
  • Bước 3: Xây dựng mô hình thiết kế 3D chi tiết để giúp cho chủ đầu tư dễ dàng hình dung và lập dự toán chi phí. 
  • Bước 4: Kiến trúc sư hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật công trình.
  • Bước 5: Bàn giao bản vẽ thiết kế cho khách hàng và xưởng nội thất để tiến hành sản xuất theo đúng thiết kế. 
  • Bước 6: Đơn vị dịch vụ giám sát quá trình thi công, đảm bảo dự án được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ dự kiến. 

Một quy trình thiết kế chuyên nghiệp, bài bản sẽ góp phần không nhỏ vào việc kiến tạo không gian shophouse đẳng cấp, hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng. 

>> Tham khảo ngay: Quy trình thiết kế thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp 

  1. Ưu - nhược điểm của các mẫu nhà Shophouse

Các mẫu nhà shophouse đang được đánh giá là xu hướng bất động sản tiềm năng, thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Mô hình này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: 

Ưu điểm

  • Vị trí đắc địa: Shophouse thường nằm ở các khu đô thị sầm uất, gần trục đường chính hoặc trung tâm thương mại, dễ dàng thu hút khách hàng và gia tăng giá trị bất động sản.
  • Đa chức năng: Thiết kế Shophouse giúp tối ưu hóa không gian, cho phép chủ sở hữu vừa có thể sinh sống vừa có thể kinh doanh ngay tại nhà. Điều này giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, đồng thời hỗ trợ quản lý cả công việc và cuộc sống một cách hiệu quả. 
  • Linh hoạt trong thiết kế: Nhà shophouse có thể dễ dàng thay đổi công năng sử dụng, từ cửa hàng, văn phòng, nhà hàng cho đến các dịch vụ khác. Điều này giúp chủ sở hữu dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu thị trường và xu hướng kinh doanh.
  • Giá trị đầu tư cao: Số lượng hạn chế cùng vị trí chiến lược giúp shophouse duy trì và tăng giá trị theo thời gian. Đặc biệt, nhà shophouse có thể được cho thuê hoặc bán lại với giá trị cao nhờ vào các ưu thế nổi bật mà nó sở hữu.
Nhà shophouse có giá trị đầu tư và tiềm năng sinh lời cao
Nhà shophouse có giá trị đầu tư và tiềm năng sinh lời cao

Nhược điểm

  • Giá thành cao: So với các loại hình bất động sản khác, shophouse thường có chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, không phù hợp với tất cả nhà đầu tư.
  • Hạn chế về pháp lý: Thời hạn sử dụng đất của shophouse thường ngắn hơn (tối đa 50 năm) so với nhà ở thông thường, gây bất tiện cho người mua dài hạn.
  • Phụ thuộc vào khu vực: Hiệu quả kinh doanh và giá trị bất động sản phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của khu vực xung quanh.
  • Sự riêng tư: Việc kiểm soát tiếng ồn và đảm bảo riêng tư cho không gian sống cũng là một thách thức lớn, nhất là khi khu vực kinh doanh và sinh hoạt được thiết kế liền nhau. 

  1. Một vài lưu ý khi thiết kế nội thất Shophouse

Khi thiết kế nội thất shophouse, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ nhằm tối ưu không gian và nâng cao giá trị sử dụng của tài sản:

  • Cần có sự phân chia rõ ràng giữa không gian sống và khu vực kinh doanh.
  • Shophouse thường có diện tích hạn chế, vì vậy việc thiết kế không gian mở, thông suốt giữa các khu vực là rất cần thiết.
  • Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để giúp không gian thoáng đãng, thoải mái hơn.
Lưu ý khi thiết kế nội thất shophouse
Lưu ý khi thiết kế nội thất shophouse
  • Lựa chọn vật liệu thiết kế thi công chất lượng, có độ bền cao. 
  • Ưu tiên các giải pháp nội thất thông minh, đa chức năng. 
  • Xác định phong cách thiết kế phù hợp với không gian và mục đích sử dụng. 
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia (nếu cần thiết) để tạo nên một không gian chuyên nghiệp. 

Với thiết kế linh hoạt, đa năng và vị trí đắc địa tại các khu đô thị, các mẫu nhà shophouse đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của cả người mua và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng của loại hình bất động sản này, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phong cách thiết kế và bố trí không gian sao cho hài hòa. 

Tham khảo ngay:

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế
Gửi yêu cầu