Tỷ lệ và cách tính chi phí thẩm duyệt PCCC quy định mới nhất

preview

Chi phí thẩm duyệt PCCC là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét khi triển khai các dự án xây dựng, cải tạo hoặc vận hành công trình. Đây không chỉ là một khoản chi phí pháp lý bắt buộc nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn cháy nổ mà còn là một phần đầu tư cần thiết để bảo vệ tài sản và tính mạng con người. Quy định về mức phí thẩm duyệt PCCC đã được ban hành cụ thể tại Thông tư 258/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 11/11/2016. 

  1. Công thức tính chi phí thẩm duyệt PCCC

Căn cứ vào Thông tư 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 được ban hành bởi Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế PCCC, công thức tính chi phí thẩm duyệt PCCC được xác định theo công thức sau: 

Mức phí thẩm duyệt = Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Tỷ lệ tính phí 

Trong đó: 

  • Tổng mức đầu tư dự án: Được xác định theo Nghị định 32/2015/ NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trừ đi các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí sử dụng đất. 
  • Tỷ lệ tính phí: Được quy định tại Biểu mức tỷ lệ tính phí ban hành kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC. Mỗi dự án, công trình sẽ có biểu mức tính phí khác nhau. 

Ví dụ: 

  • Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt: 15 tỷ đồng.
  • Loại hình dự án: Dự án dân dụng. 
  • Tỷ lệ tính phí: 0,967%.
  • Chi phí thẩm duyệt thiết kế PCCC: 20 tỷ đồng * 0,967% = 199.400.000 đ

Lưu ý: Mức phí trên chỉ được áp dụng cho công trình xây dựng mới. Đối với các công trình cải tạo thay đổi mục đích sử dụng, chi phí thẩm duyệt PCCC sẽ được tính theo công thức khác (dựa trên tổng giá trị đầu tư cải tạo dự án). 

  1. Tỷ lệ tính phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy 

Tỷ lệ tính phí thẩm duyệt thiết kế PCCC là cơ sở để xác định mức chi phí phù hợp theo quy định pháp luật. Tỷ lệ này được xác định cụ thể theo Biểu mức ban hành kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

2.1 Đối với dự án, công trình

Tỷ lệ tính chi phí thẩm duyệt PCCC mới nhất đối với dự án, công trình được quy định cụ thể như sau: 

 Loại công trình Tổng mức đầu tư
15 tỷ đồng 100 tỷ đồng500 tỷ đồng 1000 tỷ đồng 5000 tỷ đồng>10000 tỷ đồng
Tỷ lệ tính phí (%)Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông 0,006710,00363 0,002020,00135 0,000750,00050
Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất0,013280,007180,00399 0,002660,001480,00099 
Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác0,00967 0,005230,002910,001940,001080,00072 
Dự án, công trình khác0,008880,004800,00267 0,001780,00099 0,00066


Ghi chú: 

  • Danh mục dự án, công trình thuộc Mục 1, 2, 3 Biểu mức này được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
  • Trường hợp dự án, công trình nằm ngoài danh mục trên thì được xác định theo Mục 4 của Biểu mức này. 

2.2 Đối với phương tiện giao thông cơ giới

Đối với phương tiện giao thông cơ giới, thẩm duyệt PCCC là nội dung bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ trong quá trình vận hành. Dưới đây là mức tỷ lệ tính chi phí thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới:

 Loại phương tiện Tổng mức đầu tư
5 tỷ đồng 50 tỷ đồng100 tỷ đồng 500 tỷ đồng >10000 tỷ đồng
Tỷ lệ tính phí (%)Tàu hỏa 0,012140,006390,004260,002370,00158
Tàu thủy0,024300,01279 0,00853 0,004740,00316


Lưu ý: Trong trường hợp dự án có tổng mức đầu tư được phê duyệt nằm giữa các khoảng giá trị ghi trong Biểu mức thì tỷ lệ tính phí sẽ được xác định theo công thức dưới đây:

Công thức xác định tỷ lệ tính phí thẩm duyệt PCCC
Công thức xác định tỷ lệ tính phí thẩm duyệt PCCC

Trong đó:

  • Nit: Là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (%).
  • Git: Là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần xác định chi phí thẩm duyệt (tỷ đồng).
  • Gia: Là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (tỷ đồng).
  • Gib: Là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (tỷ đồng).
  • Nia: Là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (%).
  • Nib: Là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (%).

  1. Quy định về mức phí tối thiểu và tối đa trong thẩm duyệt PCCC

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC: 
“...
3. Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.”

Như vậy, mức phí tối thiểu và tối đa trong thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy như sau: 

  • Mức phí thẩm duyệt tối thiểu: 500.000 đồng/dự án;
  • Mức phí thẩm duyệt tối đa: 150.000.000 đồng/dự án.

Mức phí tối thiểu được quy định nhằm đảm bảo chi phí thẩm duyệt đủ để thực hiện các công tác kiểm tra và phê duyệt cần thiết. Mức phí tối đa được quy định nhằm giới hạn chi phí phải trả và tránh gây gánh nặng tài chính cho các chủ đầu tư.

  1. Khi nào cần tiến hành nộp phí thẩm duyệt PCCC?

Thời hạn nộp lệ phí thẩm duyệt PCCC được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy quy định cụ thể. Theo đó, chi phí thẩm định phê duyệt PCCC sẽ được thu một lần cùng với hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC. Do vậy, khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị thẩm duyệt, người nộp hồ sơ cần tính toán chi phí thẩm duyệt PCCC và ghi rõ vào hồ sơ. 

Nộp phí thẩm duyệt cùng với hồ sơ thẩm duyệt PCCC
Nộp phí thẩm duyệt cùng với hồ sơ thẩm duyệt PCCC

Người nộp phí sẽ được cơ quan quản lý cấp biên nhận và chứng từ thanh toán rõ ràng theo quy định của pháp luật. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo về việc thu, nộp và sử dụng phí thẩm duyệt PCCC. 

  1. Quy trình nộp lệ phí thẩm duyệt PCCC mới nhất

Dưới đây là trình tự các bước nộp lệ phí thẩm duyệt PCCC mới nhất theo quy định của pháp luật: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Trước hết, chủ đầu tư cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy với đầy đủ các giấy tờ sau đây:
    Đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC: Bao gồm đầy đủ thông tin về dự án, thông tin của chủ đầu tư hoặc người đại diện theo pháp lý của dự án.
  • Hồ sơ thiết kế PCCC: Bao gồm các bản vẽ thiết kế PCCC tổng thể, bản vẽ chi tiết về hệ thống PCCC, bản vẽ kỹ thuật, bản danh mục vật liệu và thiết bị sử dụng, các tài liệu khác có liên quan,... 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC có thể được nộp theo 02 cách:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt PCCC, thường là cơ quan quản lý PCCC cấp tỉnh hoặc cơ quan PCCC thuộc Sở Xây dựng. 
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, gửi đến văn phòng của cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt PCCC.
Chuẩn bị hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC
Chuẩn bị hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC

Bước 3: Xác nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan thẩm duyệt PCCC có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ người nộp. Sau đó, tiến hành kiểm tra, xem xét và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật về PCCC cũng như các quy định khác liên quan. 

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy sẽ gửi thông báo kết quả đến cho người nộp. 

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thẩm duyệt sẽ xác nhận và thông báo về việc chấp nhận chí thẩm duyệt PCCC.
  • Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan thẩm duyệt có trách nhiệm thông báo cho người nộp về các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung. 
Trả kết quả thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cho dự án
Trả kết quả thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cho dự án

Bước 5: Thanh toán phí

Người nộp hồ sơ tiến hành thanh toán chi phí thẩm duyệt thiết kế PCCC theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi thanh toán, người nộp phí sẽ được cấp giấy biên nhận hoặc chứng từ về việc đã thanh toán phí này. 

Việc tuân thủ trình tự các bước trên đây giúp đảm bảo việc nộp phí thẩm duyệt được thực hiện theo đúng quy định. Từ đó, đảm bảo tính hợp lệ của hệ thống phòng cháy chữa cháy được triển khai. 

  1. Cơ quan nào có thẩm quyền thu lệ phí thẩm duyệt PCCC?

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP), cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm: 

(1) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với:

  • Dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;
  • Công trình có chiều cao trên 100m;
  • Công trình xây dựng trên địa bàn từ 2 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
  • Phương tiện đường thủy có chiều dài từ 50m trở lên;
  • Dự án do Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh đề nghị.

2) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với: 

  • Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,... trên địa bàn quản lý;
  • Dự án, công trình trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát PCCC.
  • Những trường hợp do Cục Cảnh sát PCCC ủy quyền;
  • Phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát PCCC.

  1. Thời gian thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

Căn cứ theo Khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP), thời hạn thẩm duyệt thiết kế PCCC được tính từ ngày cơ quan quản lý nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cụ thể với từng trường hợp như sau:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Thiết kế cơ sở: 

    • Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A: Không quá 10 ngày làm việc;

    • Các dự án khác: Không quá 05 ngày làm việc;

  • Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

    • Đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A: Không quá 15 ngày làm việc;

    • Đối với các dự án, công trình khác: Không quá 10 ngày làm việc;

  • Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC: Không quá 10 ngày làm việc.

Như vậy, tùy thuộc vào loại dự án, công trình mà thời hạn giải quyết thủ tục thẩm duyệt PCCC sẽ có sự khác nhau.  

Thời gian thẩm duyệt thiết kế PCCC
Thời gian thẩm duyệt thiết kế PCCC

  1. Hậu quả trong trường hợp không nộp phí thẩm duyệt PCCC

Việc nộp phí thẩm duyệt PCCC không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là yếu tố đảm bảo an toàn cho các công trình, dự án. Tuy nhiên, không ít trường hợp các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện đúng quy định, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Hồ sơ thiết kế PCCC không được thẩm duyệt: Nếu không nộp phí thẩm duyệt, hồ sơ thiết kế PCCC sẽ không được xem xét và phê duyệt. Điều này khiến dự án không thể tiến hành thi công hoặc triển khai các bước tiếp theo, làm chậm tiến độ và tăng chi phí tổng thể của dự án.
  • Rủi ro về mặt pháp lý: Việc không thực hiện nghĩa vụ nộp phí thẩm duyệt PCCC có thể dẫn đến vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài chính cho chủ đầu tư nếu bị xử phạt. Hơn nữa, dự án có thể bị đình chỉ hoặc yêu cầu sửa đổi thiết kế, dẫn đến các chi phí phát sinh không lường trước.
  • Phát sinh chi phí: Khi không nộp phí đúng hạn, dự án có thể phải chịu các khoản chi phí phát sinh thêm như phí xử lý hồ sơ bổ sung, sửa chữa thiết kế hoặc bị yêu cầu tái thẩm duyệt. Điều này không chỉ gây tốn kém mà còn làm kéo dài thời gian hoàn thành dự án.
  • Rủi ro về mặt an toàn: Việc không nộp phí thẩm duyệt PCCC có thể dẫn đến việc thiết kế công trình không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy chữa cháy. Điều này gia tăng nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và gây thiệt hại lớn cho cộng đồng.

Có thể thấy, việc nộp đúng và đủ chi phí thẩm duyệt PCCC không chỉ giúp đảm bảo dự án tuân thủ các quy định pháp luật mà còn góp phần bảo vệ an toàn cho công trình, tài sản và cộng đồng. Do đó, chủ đầu tư và các tổ chức cần chủ động thực hiện nghĩa vụ này để tránh những rủi ro không mong muốn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho công trình của mình.

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế
Gửi yêu cầu