Mặt bằng là gì? Cách đọc sơ đồ mặt bằng & lưu ý cần nắm

preview

Trước khi quyết định “tậu” một căn nhà hoặc thuê văn phòng làm việc, việc hiểu rõ về mặt bằng và sơ đồ mặt bằng là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ giúp bạn hình dung không gian tổng thể mà còn hỗ trợ đưa ra những quyết định trong việc thay đổi cấu trúc. Nếu trước giờ bạn chưa nắm rõ những kiến thức mặt bằng là gì, cách đọc như thế nào thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây!

  1. Mặt bằng là gì?

Mặt bằng (Layout) là mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc hoặc song song với mặt đất của một ngôi nhà hoặc từng tầng của công trình xây dựng, tường được thể hiện qua sơ đồ mặt bằng.

Mặt bằng thường được thể hiện bằng các nét liền và nét đứt. Trong đó, nét liền đại diện cho các bộ phận nằm đứng của công trình như sàn, trần, mái,... Nét đứt đại diện cho các bộ phận nằm ngang, bao gồm: cửa, tường, cột, cầu thang,... 

  1. Sơ đồ mặt bằng là gì?

Sơ đồ mặt bằng (hay Floor Layout) là bản vẽ kỹ thuật mô tả toàn bộ cấu trúc của các không gian trong một tòa nhà hoặc công trình từ góc nhìn trên cao. 

Thông qua bản vẽ sơ đồ mặt bằng, các kiến trúc sư và nhà thầu sẽ có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của toàn bộ công trình. Từ đó có thể xác định các phương án thiết kế và thi công hiệu quả, đảm bảo tối ưu hóa diện tích sử dụng đồng thời duy trì tính thẩm mỹ và an toàn.

>> Fit Out là gì? Những điều cần biết về Fit Out văn phòng 

  1. Tại sao sơ đồ mặt bằng lại quan trọng?

Có thể thấy, sơ đồ mặt bằng là một công cụ trực quan và hiệu quả giúp bạn hình dung không gian một cách rõ ràng và chi tiết. Nó không thể thiếu trong quá trình thiết kế, xây dựng và cải tạo nhà ở hay bất cứ công trình nào khác bởi những lý do sau đây:

3.1 Mô tả không gian rõ ràng

Nhìn vào một sơ đồ mặt bằng, bạn có thể hình dung vị trí của các phòng, cửa, lối đi… được sắp xếp như thế nào trong không gian đó. Kích thước trên sơ đồ mặt bằng cũng được thể hiện theo một tỷ lệ thu nhỏ nhất định so với thực tế (ghi rõ trên sơ đồ) giúp bạn có thể tính toán nhanh khoảng cách giữa các đồ vật hay diện tích của từng phòng.

Cùng với đó, trong trường hợp muốn tối ưu không gian và đang có nhiều phương án được đưa ra, nhờ vào sơ đồ mặt bằng, bạn thể dễ dạng so sánh tính khả thi của các phương án và chọn được giải pháp tốt nhất. Đây là một trong những cách đánh giá được sử dụng phổ biến hiện nay.

3.2 Lập kế hoạch bố trí nội thất

Như đã đề cập ở trên, sơ đồ layout mặt bằng cho bạn cái nhìn bao quát về các yếu tố bên trong một không gian từ vị trí, kích thước... Nhờ vào hình dung rõ ràng đó, bạn sẽ biết được cần những đồ vật gì để trang trí và lập kế hoạch mua sắm một cách hợp lý, khoa học nhất, tránh mua phải những vật dụng không cần thiết gây lãng phí.

Thêm vào đó, nó còn giúp bạn xác định được những khu vực đang bị “bỏ quên” để tận dụng một cách tối đa hoặc cải thiện những góc chết cần thiết. Từ đó, bạn có thể tìm ra những phương án bố trí sáng tạo, chẳng hạn như trồng thêm một vài cây xanh hay đặt thêm chiếc bàn thưởng trà chiều thư giãn. Trong thời đại “tất đất tất vàng” thì đây là một điều quan trọng giúp tiết kiệm hiệu quả.

>> 15 + Bản vẽ văn phòng làm việc hiện đại, tối ưu không gian 

3.3 Quản lý thi công công trình xây dựng

Trong chuyên môn kỹ thuật xây dựng, sơ đồ mặt bằng được xem là ngôn ngữ chung của các kỹ thuật viên, kiến trúc sư, nhà thầu và chủ đầu tư. Đọc sơ đồ mặt bằng, mọi người có thể hiểu rõ các ý tưởng xây dựng, thiết kế và đảm bảo công tác thi công, xây dựng được thực hiện dựa trên cùng một nền tảng thông tin đã được đề ra.  

Nếu có tranh chấp xảy ra, sơ đồ mặt bằng là bằng chứng quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Sau khi công trình hoàn thành, sơ đồ mặt bằng vẫn còn giá trị sử dụng bởi nó hữu ích cho việc bảo trì hay sửa chữa mà không cần phải thực hiện vẽ lại.

3.4 Mua bán nhà đất

Sơ đồ mặt bằng là một phần quan trọng trong hồ sơ pháp lý của bất cứ một công trình nào. Trong mua bán nhà đất, nó giúp bạn đảm bảo rằng ngôi nhà không có tranh chấp về diện tích, ranh giới… Cùng với đó, bạn cũng có thể hình dung một cách rõ ràng về cách bố trí cấu trúc không gian để đánh giá được sự phù hợp của ngôi nhà hay văn phòng làm việc với nhu cầu của mình để đưa ra quyết định mua bán chính xác hơn.

  1. Đặc điểm chính của layout mặt bằng

Một sơ đồ layout mặt bằng văn phòng hay nhà ở sẽ có những đặc điểm chính sau đây:

  • Thể hiện không gian theo hình chiếu từ trên xuống giúp thấy được toàn bộ bố cục của căn nhà hoặc tầng nhà.
  • Được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định để phù hợp với kích thước trên giấy A4, ví dụ 1:100 nghĩa là 1 cm trên bản vẽ tương ứng với 100 cm trên thực tế.
  • Đối với công trình có nhiều tầng thì sẽ có bản vẽ riêng cho từng tầng từ tầng hầm đến sân thượng.
  • Các vật thể, chi tiết trong không gian sẽ được sử dụng ký hiệu nhận biết riêng.
  • Không thể hiện được những phần bị che khuất hoặc nằm bên trong công trình.

  1. Phân loại mặt bằng văn phòng làm việc

Trên thực tế, không phải tất cả các sơ đồ mặt bằng đều giống nhau. Dưới đây là một số loại sơ đồ mặt bằng phổ biến:

5.1 Mặt bằng tổng thể

Mặt bằng tổng thể là một khái niệm mở rộng hơn, thể hiện toàn bộ bố cục của một công trình từ các tòa nhà, khu tiện ích, hệ thống đường giao thông… Nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách các không gian được sắp xếp và liên kết với nhau. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể, mỗi khu vực sẽ được đánh số hoặc chú thích rõ ràng.

5.2 Mặt bằng tầng điển hình

So với mặt bằng tổng thể, mặt bằng tầng thể hiện chi tiết, tập trung vào bố cục của một tầng cụ thể, chẳng hạn chứ tầng hầm, tầng G, tầng áp mái… Nó sẽ thể hiện được số lượng, kích thước, vị trí các phòng, cửa, cầu thang, lối đi và các yếu tố khác có trên tầng đó.

5.3 Mặt bằng bố trí văn phòng

Mặt bằng bố trí văn phòng thể hiện rõ ràng cách bố trí các phòng ban, khu vực làm việc, không gian chung cũng như các không gian tiện ích khác. Có thể hình dung nó như một bản chỉ đường giúp bạn nhận biết các phòng ban được liên kết với nhau như thế nào để từ đó tối ưu hóa không gian nhằm tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất.

  1. Các ký hiệu trên sơ đồ mặt bằng cần nắm

Để đọc hiểu bản vẽ mặt bằng một cách chính xác, trước tiên, bạn cần nắm rõ các ký hiệu đại diện cho các chi tiết như bàn, ghế, kệ, tủ... Mỗi ký hiệu sẽ tương ứng với một loại đồ vật cụ thể, giúp bạn hình dung rõ hơn về cách bố trí không gian.

Ký hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

AC hoặc A/C

Air Conditioner

Điều hòa không khí

B

Basin

Lưu vực

BC

Bookcase

Kệ sách

BV

Butterfly valve

Van bướm

CAB

Cabinet

Tủ/kệ

CF

Concrete floor

Sàn bê tông

CLG

Ceiling

Trần nhà

COL

Column

Cột

CW

Cavity wall

Tường có lỗ rỗng

CT

Ceramic tile

Gạch men

D

Door or dryer

Cửa hoặc máy sấy

DS

Downspout

Ống thoát nước

DW

Dishwasher

Máy rửa bát

EF

Exhaust fan

Quạt thông gió

FD

Floor drain

Ga thoát sàn

GM

Gas meter

Đồng hồ gas

HTR

Heater

Máy sưởi

HW

Hot water unit or tank

Bộ phận hoặc bể chứa nước nóng

KIT

Kitchen

Nhà bếp

LTG

Lighting

Chiếu sáng

MSB

Master switchboard

Tủ điện phân phối tổng

O hoặc OV

Oven

Lò nướng

REFRIG hoặc REF

Refrigerator

Tủ lạnh

SD

Smoke detector, sliding door, or sewer drain

Máy dò khói, cửa trượt hoặc cống thoát nước

SHR

Shower

Vòi hoa sen

WC

Toilet (water closet)

Toilet (nhà vệ sinh)

VENT

Ventilator

Quạt thông gió

VP

Vent pipe

Ống thông hơi

WIC

Walk-in closet

Phòng thay đồ

W

Window or washer

Cửa sổ hoặc máy giặt

WD

Window

Cửa sổ

WH

Water heater

Máy nước nóng

WR

Wardrobe

Tủ quần áo

  1. Một số quy định về nét vẽ trong mặt bằng thiết kế

Trên sơ đồ mặt bằng, mỗi loại nét vẽ đại diện cho một thông tin cụ thể về các yếu tố cấu thành của một công trình, giúp người đọc bản vẽ dễ dàng nhận biết,  hình dung và phân tích. Cụ thể như sau:

  • Nét liền đậm: Thể hiện đường bao các hình chiếu của vật thể, các đường giao tuyến giữa các mặt phẳng.
  • Nét đứt: Thể hiện các đường bao khuất của vật thể.
  • Nét chấm gạch: Thể hiện các đường trục, đường tâm của hình tròn, hình elip lớn.
  • Nét gạch: Thể hiện các đường gạch chéo trong các hình chiếu, các đường cắt.
  • Nét mảnh: Thể hiện các đường kích thước, đường giới hạn, đường dóng, đường chú dẫn.

  1. Hướng dẫn cách đọc layout văn phòng chi tiết nhất

Để hiểu rõ và đọc layout văn phòng một cách dễ dàng nhất, bạn có thể bắt đầu bằng việc tưởng tượng mình đang bước chân vào tòa nhà:

  • Tìm và bắt đầu từ lối đi chính, cửa ra vào tầng văn phòng. 
  • Đặt mình vào giữa không gian và bắt đầu quan sát xung quanh về cấu trúc phân chia phòng, lối đi, các không gian phụ…
  • Đánh giá cách thiết kế layout văn phòng có đang phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp hay không.

Ngoài ra, việc đọc hiểu bản vẽ mặt bằng văn phòng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn áp dụng quy trình sau đây:

  • Bước 1: Xác định phương hướng

Thông thường, bản vẽ mặt bằng hiện nay sẽ có mũi tên chỉ hướng Bắc để bạn xác định được hướng của công trình.

  • Bước 2: Nhận biết phòng, kích thước phòng

Phòng được thể hiện thông qua các khối khép kín trên bản vẽ.

  • Bước 3: Đọc hiểu các ký hiệu

Tham khảo bảng quy định hay chú thích để hiểu rõ ý nghĩa của từng ký hiệu trên bản vẽ.

  • Bước 4: Xác định vị trí cửa ra vào, cửa sổ

Cửa ra vào, cửa sổ được thể hiện thông qua các hình chữ nhật hay hình thang.

  • Bước 5: Xác định tường, cột và các chi tiết khác

Tường, cột hay các chi tiết khác như cầu thang, bồn rửa, nhà vệ sinh... cũng được thể hiện bằng các ký hiệu tương ứng.

  1. Lưu ý cần nắm khi đọc mặt bằng văn phòng làm việc

Bên cạnh các yếu tố quan trọng trên, để có cái nhìn tổng quan và chi tiết về không gian làm việc, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây:

  • Bạn hãy chú ý đến tỷ lệ của bản vẽ để có thể hình dung chính xác kích thước trên thực tế.
  • Bảng chú giải hay quy định là một phần không thể thiếu giúp hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu, do đó nhất định bạn phải đọc và hiểu nó trước khi xem bản vẽ layout văn phòng.
  • Sơ đồ mặt bằng là góc nhìn từ trên xuống, vì vậy bạn cần tưởng tượng không gian 3 chiều dựa trên bản vẽ 2 chiều.
  • Bạn có thể tham khảo các bản vẽ khác như mặt đứng, mặt cắt… để hiểu rõ hơn về công trình.

  1. Một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn mặt bằng văn phòng làm việc

Việc lựa chọn một mặt bằng văn phòng phù hợp là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

  • Đầu tiên: Cần chú ý đến vị trí: Giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển cho nhân viên và khách hàng không? Khu vực an ninh tốt, đảm bảo tài sản và an toàn cho nhân viên?...
  • Thứ hai: Nên xem xét diện tích, bố cục: Diện tích có phù hợp với quy mô nhân sự hiện tại và tương lai của công ty không? Trong trường hợp tương lai muốn mở rộng thì có khả năng mở rộng diện tích khi cần thiết không?...
  • Thứ ba: Kiểm tra kỹ vấn đề pháp lý: Công trình có đang thuộc diện tranh chấp hay không? Có đầy đủ giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sở hữu không?...
  • Thứ tư: Cần đảm bảo vấn đề về chi phí và một số các yếu tố khác như phong thủy, tiện ích: Giá thuê liệu có đang phù hợp với ngân sách? Có cần chọn hướng phù hợp với mệnh của người đứng đầu công ty?...

Bạn có thể so sánh các mặt bằng khác nhau để tìm ra lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, việc thăm quan thực tế để đánh giá không gian và tiện ích là điều nên làm.

Mặt bằng và sơ đồ mặt bằng, dù cho công trình đơn giản hay phức tạp, đều đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng và sử dụng không gian. Do đó, việc hiểu rõ không chỉ giúp bạn hình dung không gian sống hay làm việc một cách rõ ràng mà còn góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình xây dựng và cải tạo.

preview
Duc Huy Bui

Chịu trách nhiệm nội dung tại Maison Interior

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Interior . Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế nội thất và dịch vụ bất động sản.

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế nội thất văn phòng

1

Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2

Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3

Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4

Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế
Gửi yêu cầu