Tổng hợp các mẫu thiết kế văn phòng 60m2, 70m2, 80m2 và 90m2 hiện đại, đáp ứng các tiêu chí về tính thẩm mỹ và công năng sử dụng văn phòng.
20+ Mẫu thiết kế văn phòng đẹp 60m2, 70m2, 80m2, 90m2






























Những mẫu thiết kế văn phòng hiện đại không chỉ giúp tối ưu không gian mà còn mang đến môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả. Để thiết kế văn phòng 60m2, 70m2, 80m2, 90m2 một cách tối ưu, doanh nghiệp sẽ cần áp dụng các giải pháp thiết kế phù hợp, tương ứng với từng diện tích không gian. Cách bố trí hợp lý sẽ giúp biến không gian làm việc trở nên lý tưởng và thúc đẩy hiệu suất làm việc.
>> Xem thêm: Các mẫu thiết kế nội thất văn phòng và nhận tư vấn báo giá thiết kế nội thất văn phòng
1. Mẫu thiết kế văn phòng 60m2 đẹp
Mẫu thiết kế văn phòng 60m2 thường phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup, có khoảng 6 – 10 nhân viên làm việc. Số lượng nhân viên có thể nhiều hơn tùy thuộc vào cách phân chia bố cục và bố trí nội thất văn phòng. Diện tích văn phòng 60m2 có thể được xem là khá nhỏ nhưng vẫn đủ không gian để bố trí các khu vực chức năng như: khu vực làm việc chung, phòng giám đốc, khu vực tiếp khách, quầy pantry nhỏ,…

Khi thiết kế văn phòng 60m2, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tối ưu diện tích sử dụng, đồng thời vẫn đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ. Dưới đây là một vài giải pháp thiết kế phù hợp cho không gian làm việc 60m2:
- Sử dụng nội thất thông minh, đa chức năng: Các giải pháp nội thất như bàn làm việc gập mở linh hoạt, bàn điều chỉnh độ cao, bàn kết hợp kệ sách, tủ hồ sơ treo tường,… sẽ giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.
- Ưu tiên các gam màu trung tính, nhẹ nhàng: Từ việc trang trí tường, sàn văn phòng cho đến thiết kế nội thất, các gam màu trung tính như trắng, be, xám,… sẽ giúp tạo cảm giác thông thoáng hơn cho không gian văn phòng.
- Loại bỏ tối đa các vách ngăn: Để tránh làm cho không gian trở nên chật chội và bí bách, văn phòng nên được loại bỏ tối đa các vách ngăn hoặc bức tường kín. Thay vào đó là các vách ngăn kính hoặc vách ngăn di động, vừa đảm bảo sự riêng tư lại vừa duy trì tính kết nối và giao tiếp giữa các phòng ban.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Các thiết kế cửa sổ lớn hay giếng trời có thể giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho không gian văn phòng. Không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn tạo cảm giác thư thái tinh thần, thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
>>Tìm hiểu ngay: Tiêu chuẩn ánh sáng trong thiết kế không gian văn phòng

Văn phòng 60m2 được đánh giá là có diện tích không quá lớn, tuy nhiên vẫn phù hợp để áp dụng các phong cách thiết kế đa dạng. Đó có thể là phong cách hiện đại, tối giản và đầy đủ tiện nghi, phong cách Industrial mạnh mẽ, cá tính hay văn phòng xanh trong lành, dễ chịu.
2. Mẫu thiết kế văn phòng 70m2 hiện đại
Diện tích văn phòng 70m2 là lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô từ 7 – 12 nhân viên. Với không gian này, doanh nghiệp có thể thiết kế một văn phòng linh hoạt và tiện nghi, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu công việc. Bao gồm:
- Quầy lễ tân, khu vực tiếp khách: Với diện tích 70m2, văn phòng có thể được bố trí một quầy lễ tân và khu vực nhỏ để tiếp khách, tạo ấn tượng chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác, khách hàng.
- Không gian làm việc chung: Diện tích 70m2 được đánh giá là đủ rộng để tạo ra một khu vực làm việc chung thoải mái cho nhân viên. Bàn làm việc có thể là bàn dài hoặc được sắp xếp theo cụm cho từng phòng ban, đội nhóm. Ngoài ra, thiết kế văn phòng mở cũng được ưu tiên để mở rộng tối đa không gian sử dụng.

- Khu vực phòng họp: Phòng họp có thể được thiết kế nhỏ gọn, ngăn cách với không gian làm việc chung bằng vách ngăn kính. Điều này vừa đảm bảo tính riêng tư, bảo mật cho các cuộc họp quan trọng, vừa giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.
- Phòng giám đốc: Phòng giám đốc nên được đặt ở vị trí có tầm nhìn tốt, dễ dàng tiếp cận và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Khu vực này cũng cần được thiết kế riêng biệt với vách kính để đảm bảo tính riêng tư và sự tập trung. Nội thất văn phòng nên ưu tiên kiểu dáng hiện đại, đơn giản mà sang trọng kết hợp cùng màu sắc trung tính.

3. Mẫu thiết kế văn phòng 80m2 sang trọng
Văn phòng 80m2 được xem là lựa chọn khá phổ biến dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích này đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc cho khoảng 15 – 20 nhân viên, tùy thuộc vào cách bố trí và phân chia không gian. Với diện tích 80m2, doanh nghiệp sẽ có đủ không gian để bố trí các khu vực chức năng cần thiết cho một văn phòng, gồm: khu vực làm việc, khu vực tiếp khách, phòng họp, không gian pantry,…

Ngoài ra, văn phòng 80m2 cũng có thể “thử sức” với nhiều phong cách thiết kế đa dạng từ hiện đại, tối giản cho đến sang trọng, cổ điển. Dù lựa chọn phong cách nào, việc thiết kế văn phòng 80m2 cũng cần chú trọng một vài yếu tố như sau:
- Kết hợp hệ thống chiếu sáng nhân tạo với ánh sáng tự nhiên để tạo ra môi trường làm việc đủ sáng và hiệu quả cho nhân viên.
- Ưu tiên lựa chọn các gam màu trung tính làm nền, có thể kết hợp thêm màu sắc thương hiệu để tạo điểm nhấn cho không gian.
- Lựa chọn nội thất có kích thước phù hợp với từng khu vực chức năng, tránh tạo cảm giác chật chội và bí bách.
- Sử dụng thảm văn phòng giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian, đồng thời còn góp phần giảm tiếng ồn.
- Bố trí nhiều cây xanh để cải thiện chất lượng không khí, giảm căng thẳng nơi môi trường làm việc.

4. Mẫu thiết kế văn phòng 90m2 đẳng cấp
Không gian văn phòng 90m2 là tương đối rộng rãi cho các doanh nghiệp SME, phù hợp sử dụng cho khoảng 20 – 25 nhân viên tùy theo cách bố trí văn phòng. Với diện tích này, doanh nghiệp có nhiều không gian hơn để bố trí các khu vực chức năng, đồng thời áp dụng được nhiều phong cách thiết kế đa dạng.

Giải pháp thiết kế lý tưởng cho từng khu vực chức năng như sau:
- Quầy lễ tân: Khu vực quầy lễ tân có thể sử dụng loại bàn quây với 2 đầu ôm vào tường hoặc kiểu dáng bàn đơn giản, có đủ không gian để nhân viên thoải mái làm việc. Ngay khu vực này cũng nên được bố trí logo và tên công ty để tăng tính chuyên nghiệp ngay từ cái nhìn ban đầu.
- Khu vực tiếp khách: Khu vực này thường đặt ngay cạnh quầy lễ tân, được bố trí bàn trà sofa và ghế ngồi thoải mái để đón tiếp khách hàng, đối tác. Nên bố trí thêm cây xanh để tạo không gian thoáng đãng, giúp khách cảm thấy thoải mái và ấn tượng khi bước vào văn phòng.
- Phòng giám đốc: Văn phòng giám đốc thường được đặt ở vị trí riêng biệt để đảm bảo sự yên tĩnh và tập trung cho công việc quản lý. Bàn làm việc nên được đặt đối diện cửa ra vào với hướng nhìn ra cửa. Nội thất thường là các món đồ cao cấp với tông màu trang nhã kết hợp cùng nhiều vật phẩm phong thủy.
- Không gian làm việc: Với diện tích 90m2, doanh nghiệp có thể bố trí không gian làm việc mở để tối ưu diện tích sử dụng. Kết hợp với đó là văn phòng làm việc riêng biệt dành cho các phòng ban yêu cầu tính bảo mật cao như phòng kế toán, tài chính, nhân sự,…
- Phòng họp: Khu vực phòng họp nên đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận, thuận tiện cho các phòng ban trong việc di chuyển. Nội thất phòng họp đa chức năng sẽ là lựa chọn lý tưởng, dễ dàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu họp của từng phòng ban hay toàn bộ công ty.

5. Những điểm lưu ý khi thiết kế không gian văn phòng
Có thể nói, thiết kế văn phòng không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp nội thất mà còn là cả một quá trình để biến không gian trở nên lý tưởng để làm việc. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng của văn phòng, doanh nghiệp cần quan tâm một vài lưu ý quan trọng sau đây:
- Phân bổ không gian hợp lý: Mỗi diện tích văn phòng sẽ có một cách bố trí không gian phù hợp để đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. Do đó, việc trước hết cần làm là xác định rõ các khu vực chức năng có thể được phân bổ cũng như diện tích tương ứng với mỗi khu vực.
- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp tạo cảm giác thông thoáng cho không gian văn phòng, đồng thời cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài hệ thống chiếu sáng nhân tạo, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên thông qua các cửa sổ lớn hoặc giếng trời để đảm bảo có đủ ánh sáng cho không gian làm việc.

- Lựa chọn nội thất phù hợp: Nội thất văn phòng không chỉ phải đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ mà còn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích văn phòng. Các món đồ nội thất thông minh như bàn làm việc điều chỉnh độ cao, ghế ngồi công thái học, các giải pháp lưu trữ tiện lợi,… sẽ giúp tăng cường sự tiện nghi và hiệu quả cho môi trường làm việc.
- Màu sắc và phối cảnh: Màu sắc chủ đạo trong thiết kế đóng vai trò quyết định đến 80% tính thẩm mỹ của không gian văn phòng. Các gam màu trung tính như trắng, be, xám nhạt,… luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu dù là với văn phòng nhỏ hay lớn. Ngoài ra, phụ kiện trang trí như chậu cây, tranh ảnh, thảm trải sàn,… cũng góp phần xây dựng một văn phòng làm việc hiện đại, mới mẻ.

- Thể hiện bản sắc thương hiệu: Thiết kế văn phòng phải thể hiện được những giá trị và bản sắc mà thương hiệu đang muốn truyền tải. Chẳng hạn, văn phòng của một agency thiên về sáng tạo có thể có thiết kế trẻ trung, năng động. Trong khi đó, văn phòng của một công ty tài chính lại mang hơi hướng sang trọng và chuyên nghiệp hơn.
Để sở hữu thiết kế văn phòng 60m2, 70m2, 80m2 hay 90m2 ưng ý, mang dấu ấn riêng của thương hiệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng vào nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ đầu tư vào việc nghiên cứu, lựa chọn giải pháp thiết kế hiệu quả mà còn cần có sự đổi mới và sáng tạo trong cách bố trí nội thất và không gian. Quan trọng hơn hết là phải phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp thông qua mỗi chi tiết thiết kế.
Xem thêm các mẫu thiết kế văn phòng làm việc hiện đại khác:
Mẫu thiết kế theo khu vực trong văn phòng
Khám phá danh sách các mẫu thiết kế đẹp được tổng hợp bởi Maison Interior
Cẩm nang thiết kế văn phòng
Tất cả những gì bạn cần biết để tạo nên một văn phòng chuyên nghiệp và sáng tạo