Ergonomic là gì? Ứng dụng Ergonomic trong thiết kế nội thất

Các sản phẩm nội thất văn phòng ứng dụng công thái học

Ergonomic (Công thái học) là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực thiết kế nội thất, được áp dụng nhằm tối ưu hóa sự tương tác giữa con người và môi trường. Nó có thể được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ thiết kế môi trường làm việc, thiết kế không gian sống cho đến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe,… Việc hiểu rõ Ergonomic là gì cũng như các nguyên tắc áp dụng công thái học sẽ giúp mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống.  

1. Ergonomic là gì?

Ergonomic (hay công thái học) là khoa học nghiên cứu về khả năng và giới hạn của con người, từ đó áp dụng kết quả nghiên cứu để tối ưu hóa sự tương tác của con người với các yếu tố môi trường xung quanh. Mục tiêu chính của Ergonomic là tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn, giúp giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khi nhắc đến Ergonomic, người ta thường chỉ nghĩ đến một số thiết kế cải tiến như: bàn làm việc công thái học, ghế làm việc công thái học, bàn phím công thái học,… Tuy nhiên trong thực tế, khoa học nghiên cứu Ergonomic còn bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn. Nó có thể được áp dụng trong mọi thiết kế liên quan đến con người, bao gồm thiết kế môi trường làm việc, thiết kế không gian sống cho đến các hoạt động thể thao, giải trí,… 

Khái niệm Ergonomic là gì?
Khái niệm Ergonomic là gì?

2. Ergonomic hoạt động dựa trên yếu tố nào?

Ergonomic hoạt động dựa trên nhiều yếu tố khoa học khác nhau để tạo ra các thiết kế phù hợp với con người. Trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản như: 

  • Nhân trắc học: Dựa trên kích thước và hình dạng cơ thể của con người, xem xét dữ liệu nhân trắc học từ cả số đông và các cá nhân cụ thể để thiết kế các sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
  • Cơ sinh học: Nghiên cứu sức mạnh cơ bắp, lực kéo, lực đẩy và khả năng chịu lực của cơ thể, giúp giảm thiểu căng thẳng cơ học và nguy cơ chấn thương khi thực hiện các công việc lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi sức mạnh.
  • Hệ thống giác quan: Đánh giá khả năng thính giác, thị giác và cảm giác của con người, từ đó tối ưu hóa các thiết kế để tương thích với khả năng cảm nhận của các giác quan. 
  • Vật lý môi trường: Quan tâm đến các yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, an toàn, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hiệu suất làm việc.
  • Tâm lý học cá nhân: Nghiên cứu kỹ năng, khả năng học tập và sự khác biệt cá nhân giữa con người, đảm bảo thiết kế phù hợp với các nhu cầu và khả năng khác nhau.
  • Tâm lý học xã hội: Xem xét các yếu tố học tập, hành vi, giao tiếp và tương tác nhóm. Từ đó tạo ra các thiết kế hỗ trợ làm việc nhóm và tương tác xã hội hiệu quả hơn.

Sự kết hợp của các yếu tố này giúp tạo ra những thiết kế không chỉ an toàn và hiệu quả mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Tầm quan trọng của Ergonomic trong thiết kế nội thất

Thực tế hiện nay, các thiết kế không gian sống và làm việc luôn ưu tiên đặt yếu tố công thái học lên hàng đầu. Việc áp dụng Ergonomic trong lĩnh vực thiết kế nội thất giúp mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống con người. Trong đó nổi bật phải kể đến:

3.1 Tăng cường sức khỏe, giảm rủi ro chấn thương

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng Ergonomic trong thiết kế nội thất là khả năng cải thiện sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Các bệnh lý như đau lưng, mỏi cổ, hội chứng ống cổ tay hay các vấn đề về xương khớp thường xuất hiện khi người dùng ngồi sai tư thế hoặc chịu tác động lực không phù hợp. Tuy nhiên, với các thiết kế chuẩn công thái học, những vấn đề này có thể được ngăn ngừa một cách hiệu quả.

Ergonomics có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe và giảm chấn thương
Ergonomics có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe và giảm chấn thương

Ví dụ, ghế làm việc công thái học có thể điều chỉnh độ cao và độ nghiêng để người dùng có thể duy trì tư thế ngồi thẳng, giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Hay các thiết bị hỗ trợ như chuột và bàn phím công thái học cũng giúp giảm căng thẳng cho cổ tay và ngón tay khi phải thao tác liên tục. 

3.2 Tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Công thái học không chỉ chú trọng đến công năng của không gian hay sản phẩm mà còn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ. Các sản phẩm nội thất công thái học như ghế, bàn làm việc cho đến các thiết bị hỗ trợ sức khỏe đều được thiết kế tinh tế, đẹp mắt và phù hợp với các xu hướng thiết kế hiện đại. Điều này giúp tạo ra một không gian sống và làm việc vừa đẹp mắt vừa hữu ích, mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu cho người sử dụng. 

Không chỉ dừng lại ở thiết kế nội thất, Ergonomics còn được áp dụng vào việc bố trí không gian. Việc sắp xếp hợp lý giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng, đồng thời làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tổng thể công trình. 

3.3 Nâng cao trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng không chỉ đơn giản là cảm giác thoải mái khi sử dụng mà còn là sự thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả trong suốt quá trình tương tác với không gian hoặc đồ nội thất. Ergonomic đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các yếu tố này, giúp mọi hoạt động trở nên tự nhiên và phù hợp hơn với khả năng của người sử dụng. 

Nâng cao trải nghiệm người dùng qua các thiết kế công thái học
Nâng cao trải nghiệm người dùng qua các thiết kế công thái học

Ví dụ, một chiếc ghế công thái học không chỉ mang lại sự êm ái mà còn hỗ trợ lưng, cổ và cột sống ở tư thế chuẩn, giúp giảm căng thẳng và đau mỏi khi ngồi lâu. 

3.4 Nâng cao hiệu suất làm việc

Khi không gian và các đồ vật xung quanh được thiết kế phù hợp với cơ thể và nhu cầu của người sử dụng, hiệu quả công việc sẽ được cải thiện rõ rệt. Đầu tiên, khi các yếu tố công thái học được tối ưu hóa, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thời gian dài làm việc. Điều này giúp họ duy trì sự tập trung, giảm thiểu các yếu tố làm gián đoạn công việc và duy trì năng suất cao trong nhiều giờ.

Tăng cường sự tập trung và nâng cao năng suất làm việc
Tăng cường sự tập trung và nâng cao năng suất làm việc

Ngoài ra, khi nhân viên cảm thấy thoải mái, họ cũng dễ dàng duy trì động lực và cảm hứng làm việc. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, dễ chịu sẽ giúp họ tự tin hơn và giảm bớt sự căng thẳng, từ đó tăng cường khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Từ những lợi ích này, không thể phủ nhận rằng Ergonomic đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường sống và làm việc an toàn, hiệu quả. 

4. Phân loại công thái học (Ergonomic)

Công thái học được phân loại thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mỗi loại sẽ tập trung vào một khía cạnh riêng biệt của thiết kế và mối tương tác giữa người và vật. Các phân loại phổ biến bao gồm: công thái học vật lý, công thái học nhận thức và công thái học tổ chức. 

Có 03 loại công thái học cơ bản hiện nay
Có 03 loại công thái học cơ bản hiện nay

4.1 Công thái học vật lý (Physical Ergonomics)

Physical Ergonomics là gì? – Công thái học vật lý là lĩnh vực tập trung vào việc nghiên cứu và tối ưu hóa sự tương tác giữa cơ thể con người và các yếu tố vật lý trong môi trường làm việc. Mục tiêu của công thái học vật lý là thiết kế các công cụ, thiết bị và không gian làm việc sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của con người. Từ đó giúp giảm thiểu các căng thẳng cơ thể, đau đớn hoặc chấn thương, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc tổng thể.

Physical Ergonomics thường nghiên cứu và xem xét các đặc điểm về nhân trắc học, giải phẫu, sinh lý học và cơ học con người liên quan đến các hoạt động thể chất. Trong đó bao gồm các yếu tố: 

  • Tư thế làm việc;
  • Động tác và cử động lặp đi lặp lại;
  • Lực tác động lên cơ thể;
  • Cách thức con người tương tác với các công cụ và thiết bị;
  • Cách bố trí môi trường làm việc. 
Công thái học vật lý nghiên cứu về cơ học của cơ thể
Công thái học vật lý nghiên cứu về cơ học của cơ thể

4.2 Công thái học nhận thức (Cognitive Ergonomics)

Công thái học nhận thức (Cognitive Ergonomics) là một nhánh khoa học nghiên cứu về cách thức con người nhận thức, xử lý thông tin và ra quyết định khi tương tác với các hệ thống và công cụ trong môi trường làm việc. Mục tiêu của lĩnh vực này là tối ưu hóa sự tương tác giữa người sử dụng và các thiết bị, môi trường làm việc. Từ đó hỗ trợ quá trình nhận thức và giảm thiểu các sai sót do quá tải thông tin, căng thẳng tâm lý hoặc thiếu tập trung.

Các yếu tố thường được xem xét trong công thái học nhận thức bao gồm: khả năng chú ý, trí nhớ, khả năng xử lý thông tin, khả năng ra quyết định, nhận thức không gian,… Ví dụ, trong thiết kế giao diện người dùng (UI), công thái học nhận thức sẽ chú trọng vào việc tạo ra các màn hình dễ hiểu hay các nút bấm rõ ràng để người dùng có thể nhanh chóng hiểu và thao tác mà không cảm thấy bị bối rối.

4.3 Công thái học tổ chức (Organisational Ergonomics)

Công thái học tổ chức (Organisational Ergonomics) tập trung vào việc tối ưu hóa cấu trúc, chính sách và quy trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc, sự hợp tác và sự hài lòng của người lao động. Khác với công thái học vật lý hay công thái học nhận thức, công thái học tổ chức không chỉ chú trọng vào yếu tố cá nhân mà còn tập trung vào các yếu tố tổ chức và xã hội. Trong đó bao gồm các yếu tố như:

  • Cấu trúc công ty;
  • Vai trò công việc;
  • Phân công nhiệm vụ;
  • Giao tiếp và tương tác;
  • Văn hóa công ty.
Organisational Ergonomics tập trung vào các yếu tố tổ chức và xã hội
Organisational Ergonomics tập trung vào các yếu tố tổ chức và xã hội

5. Ứng dụng của Ergonomic trong thiết kế nội thất

Qua tìm hiểu khái niệm Ergonomic là gì cũng như những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, có thể thấy Ergonomic đã trở thành một phần không thể thiếu trong các xu hướng thiết kế hiện đại. Theo đó, các nguyên lý công thái học có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: 

5.1 Ứng dụng Ergonomic trong thiết kế văn phòng 

Ergonomic đóng vai trò quan trọng trong thiết kế văn phòng hiện đại, không chỉ cải thiện sự thoải mái mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe và tăng cường năng suất làm việc của nhân viên. Một vài ứng dụng Ergonomic trong thiết kế văn phòng phải kể đến:

  • Bàn làm việc công thái học;
  • Ghế công thái học;
  • Bàn phím và chuột công thái học;
  • Giá treo màn hình máy tính;
  • Không gian mở và khu vực làm việc linh hoạt. 
Các sản phẩm nội thất văn phòng ứng dụng công thái học
Các sản phẩm nội thất văn phòng ứng dụng công thái học

5.2 Ứng dụng Ergonomic trong thiết kế không gian sống

Ergonomic cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế không gian sống, giúp tối ưu hóa sự thoải mái, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng. Khi áp dụng các yếu tố công thái học đúng cách, bạn có thể tạo ra một môi trường sống không chỉ đẹp mắt mà còn tiện nghi và an toàn.

Các ứng dụng nổi bật của công thái học trong thiết kế không gian sống phải kể đến:

  • Thiết kế giường và nệm phù hợp với cơ thể người sử dụng, giữ cho cơ thể ở tư thế thoải mái và tránh các vấn đề về lưng hay cổ.
  • Thiết kế ghế sofa và bàn trà có kích thước phù hợp với không gian.
  • Thiết kế tủ bếp và quầy bar với chiều cao phù hợp để người dùng không bị mỏi lưng hay bất tiện trong nấu nướng. 

5.3 Ứng dụng trong thiết kế không gian công cộng

Đối với các khu vực công cộng, Ergonomics cũng có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ thực tế cho thấy khả năng ứng dụng của công thái học:

  • Trong nhà ga, sân bay hoặc bệnh viện, khu vực ghế chờ thường được thiết kế theo nguyên lý công thái học nhằm mang lại sự thoải mái cho người dùng.
  • Thang máy, thang cuốn và đường dốc cũng được thiết kế theo chuẩn công thái học để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng.
  • Các biển báo tại khu vực công cộng thường được thiết kế với kích thước chữ, màu sắc và độ tương phản hợp lý để dễ dàng quan sát. 
  • Sân chơi dành cho trẻ em được thiết kế với chiều cao phù hợp, giúp trẻ em chơi đùa một cách an toàn mà vẫn phát huy khả năng vận động.
Thiết kế không gian công cộng theo công thái học
Thiết kế không gian công cộng theo công thái học

6. Nguyên tắc áp dụng Ergonomic trong thiết kế nội thất

Để áp dụng Ergonomic một cách hiệu quả trong thiết kế nội thất, bạn sẽ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: 

  • Phù hợp với hình dáng và kích thước cơ thể: Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ,… cần được thiết kế dựa trên hình dáng và kích thước cơ thể con người. 
  • Hỗ trợ tư thế đúng: Thiết kế nội thất cần hỗ trợ các tư thế tự nhiên của cơ thể, giúp giảm áp lực lên cơ, xương, khớp và cột sống. 
  • Đảm bảo an toàn: Thiết kế nội thất cần giảm thiểu nguy cơ gây chấn thương bằng cách áp dụng các giải pháp như: sử dụng góc bo tròn thay vì góc nhọn, chọn vật liệu chống trơn trượt,…
  • Tính linh hoạt và tùy chỉnh: Sự linh hoạt là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất công thái học. Ví dụ, một chiếc ghế làm việc có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng và vị trí tựa tay sao cho phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. 
  • Chú trọng đến cảm giác người dùng: Màu sắc, chất liệu và kiểu dáng nội thất cần tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Chẳng hạn, màu sắc nhẹ nhàng giúp thư giãn cho không gian nghỉ ngơi, trong khi màu sắc nổi bật lại thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. 

Qua việc tìm hiểu Ergonomic là gì cũng như những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, có thể thấy đây là giải pháp hữu ích giúp tạo ra trải nghiệm tối ưu trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và thực tiễn, Ergonomic đã và đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong các thiết kế hiện đại. Mục tiêu sau cùng hướng đến là tạo ra một môi trường an toàn, tiện nghi và hiệu quả cho tất cả mọi người.

Nhà biên tập và quản lý nội dung tại Maison Interior

Với hơn 06 năm kinh nghiệm tư vấn, biên tập nội dung trong lĩnh vực thiết kế nội thất, mang đến góc nhìn chuyên sâu, cung cấp thông tin giá trị, cập nhật xu hướng và đề xuất giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Các bài viết liên quan

Tất cả những gì bạn cần biết để tạo nên một văn phòng chuyên nghiệp và sáng tạo

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc
Cẩm nang

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc mới nhất 2025

Đọc tiếp

Quy trình thiết kế thi công nội thất văn phòng
Cẩm nang

Quy trình thiết kế thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp

Đọc tiếp

Nguyên tắc thiết kế nội thất văn phòng không thể bỏ qua
Cẩm nang

12 nguyên tắc thiết kế nội thất văn phòng không thể bỏ qua

Đọc tiếp

Mẫu hợp đồng thi công nội thất văn phòng đầy đủ và chi tiết
Cẩm nang

Mẫu hợp đồng thi công nội thất văn phòng đầy đủ & chi tiết

Đọc tiếp

Mẫu dự toán nội thất văn phòng chi tiết nhất và cách lập
Cẩm nang

Mẫu dự toán nội thất văn phòng chi tiết nhất và cách lập

Đọc tiếp

Hạch toán chi phí thi công nội thất văn phòng
Cẩm nang

Hạch toán chi phí thi công nội thất văn phòng chi tiết nhất

Đọc tiếp

Hướng dẫn cách hạch toán chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê
Cẩm nang

Hướng dẫn cách hạch toán chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê

Đọc tiếp

Hồ sơ, thủ tục và quy trình thẩm duyệt thiết kế PCCC 2025
Cẩm nang

Hồ sơ, thủ tục & quy trình thẩm duyệt thiết kế PCCC 2025

Đọc tiếp

Nhận tư vấn và báo giá thiết kế thi công nội thất văn phòng

Hãy điền thông tin liên hệ để được tư vấn và báo giá

1. Lên bản vẽ 2D & Dự toán chi phí triển khai

2. Phương án 3D Concept cho văn phòng chi tiết

3. Các mức diện tích: 100m2 - 200m2 - 500m2 - ....

4. Khảo sát văn phòng & Tư vấn thiết kế

Hotline: 0983.96.2294 Gửi yêu cầu tư vấn
Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo